5 cách đơn giản mà hiệu quả để chào đón nhân sự mới!

Ấn tượng tốt đẹp trong ngày đầu tiên làm việc là một trong những yếu tố giữ chân nhân viên lại với công ty sau này. Lời chào cao hơn mâm cỗ, việc chuẩn bị đón nhân viên một cách chu đáo, giúp nhân viên nhìn thấy được sự chuyên nghiệp của môi trường làm việc. Từ đó cố gắng thể hiện mình để có được sự chuyên nghiệp tương xứng.

Chris Ronzio, tác giả cuốn “100 Hacks To Improve Your Business” (tạm dịch “100 bí quyết phát triển doanh nghiệp”), đã chia sẻ năm cách đơn giản mà các công ty có thể tạo ấn tượng đến nhân sự mới trong ngày đi làm đầu tiên.

Thông báo sự xuất hiện của họ

Trước ngày đi làm đầu tiên của nhân sự mới, hãy thông báo đến những thành viên của công ty bạn trước. Việc này sẽ giúp các nhân viên tại công ty biết đến sự xuất hiện của nhân sự mới và giúp nhân sự mới của thấy mình được chào đón hơn.

Chuẩn bị chỗ làm việc cho nhân viên mới

Hãy thử đặt bạn vào vị trí của một nhân viên mới trong ngày đi làm đầu tiên. Bạn đến văn phòng và góc làm việc tương lai của bạn được chuẩn bị sạch đẹp, kèm một món quà trên bàn vậy lúc đó bạn có cảm thấy môi trường làm việc tại đây thân thiện, chuyên nghiệp không nào?

Chỉ với những thứ đơn giản như một tấm thiệp chào mừng, một chiếc cốc uống nước, quyển sổ tay in logo của công ty.. cũng đã khiến nhân sự mới cảm thấy thân thuộc và thoải mái hơn.

Thêm vào đó trong thời đại mạng xã hội ngày các phát triển như hiện nay, vô tình văn hoá công ty sẽ được PR qua những tấm ảnh góc làm việc sạch đẹp ngày đầu tiên đi làm của họ.

Chia sẻ về tầm nhìn và định hướng phát triển

Việc hiểu về sự phát triển của công ty từ những ngày mới bắt đầu và giá trị của công ty rất quan trọng đối với một nhân viên mới. Điều này không chỉ giúp họ hiểu về văn hoá công ty và môi trường làm việc, mà còn giúp họ cảm thấy công việc có ý nghĩa hơn nếu như hiểu được những mục đích lớn đằng sau công việc đó.

Đọc thêm: Thu phục nhân tài bằng sứ mệnh doanh nghiệp

Giới thiệu các bộ phận và các quy trình làm việc tương ứng

Nâng cao sự hiểu biết về các bộ phận trong công ty bằng cách giải thích các quy trình của công ty và những việc các bộ phận đang làm. Điều này sẽ giúp họ hình dung được sơ đồ công việc của công ty từ đó hiểu được cách làm việc giữa các bộ phận.

Xây dựng mục tiêu và truyền cảm hứng

iệc đưa ra các mục tiêu cho nhân viên mới và tạo động lực để giúp họ hoàn thành mục tiêu đề ra. Ví dụ, công ty đưa ra mục tiêu đạt 85% so với mức KPI chung hiện tại. Từ đó nhân viên mới hiểu được tính thách thức của mục tiêu nhưng không bị quá áp lực cũng như có thời gian để làm quen với văn hoá, môi trường và các quy trình về công việc.

Nếu nhân viên làm tốt hoặc vượt KPI công ty hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian thử việc như một phần thưởng khích lệ. Ngược lại, nếu kết quả thu được chưa tốt, bạn cũng có thể đưa ra được kế hoạch đào tạo phù hợp hơn với nhân viên đó.

Đọc thêm: Hướng dẫn xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên