Là nhà tuyển dụng, sứ mệnh của bạn là tìm kiếm được người phù hợp, đáp ứng mọi yêu cầu của vị trí. Vậy làm thế nào để xác định được “lính mới” vừa tuyển là nhân viên tốt đúng chuẩn? 4 câu hỏi sau sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi đó!
Là một nhà tuyển dụng, bạn nên tìm kiếm điều gì ở nhân viên mới?
Cả Richard Branson – người sáng lập Virgin Group và Elon Musk – người sáng lập Tesla và SpaceX đều công nhận rằng tuyển một người tốt là chìa khóa thành công của họ.
Richard Branson chia sẻ rằng: “Nếu bạn tốt với mọi người và bạn thực sự, thực sự quan tâm đến người khác thì tôi chắc chắn rằng chúng tôi có thể tìm được một công việc cho bạn tại Virgin.”
Elon Musk cũng khẳng định điều tương tự: “Ứng viên sở hữu thái độ tích cực và có thể dễ dàng làm việc chung là điều tôi tìm kiếm. Mọi người đều muốn làm việc với những người như thế phải không?
Là một giám đốc điều hành, tuyển nhân sự tốt dường như là một điều rất cơ bản. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, chúng ta vẫn để cho vài người không phải là người tốt “qua cửa”. Đã từng có trường hợp một CEO mất bảy tháng để kiểm soát thiệt hại bởi vì ông tuyển một người “không tốt” cho công ty 100 người của mình…”
Làm thế nào để chúng ta tuyển nhân viên tốt?
Các nhà tuyển dụng thường nhầm lẫn rằng, lịch sự hay thân thiện là những dấu hiệu cho thấy ứng viên đó là một người tốt. Điều này không hoàn toàn đúng. Một ứng viên cười với câu chuyện vui của bạn không có nghĩa là ứng viên đó sẽ sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp trong tình huống nguy cấp.
Để đánh giá tiềm năng của một ứng viên, bạn có thể dựa trên các đặc điểm: sự khiêm tốn, trung thực, hết lòng và thấu hiểu. Dưới đây là bốn câu hỏi để cân nhắc trong quá trình phỏng vấn:
Khi nói về thành tựu, ứng viên chỉ nói bản thân mình?
Trong lúc phỏng vấn, khi bạn hỏi: “Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?”, hãy nghe kỹ câu trả lời. Nếu ứng viên trả lời thành tựu của họ là những giải thưởng, hay chỉ tiêu đạt được hay thành tích khác của cá nhân thì rất có thể cậu ấy sẽ không phải là đồng nghiệp bạn tìm kiếm. Ngược lại, cậu ấy nói về cách cùng team vượt qua khó khăn, giúp cộng sự hoàn thành dự án, đó mới là dấu hiệu cho thấy cậu ấy nghĩ đến người khác trước mình. Đó là tinh thần của “một chiến binh” bạn nên tuyển dụng.
Khi hỏi về một sai lầm trong quá khứ, ứng viên sẵn sàng chia sẻ đến đâu
“Bạn từng mắc sai lầm gì trong công việc trước đây?” là một câu phỏng vấn hay mà bạn có thể áp dụng. Nếu ứng viên trả lời với một sai lầm rất nhỏ như gõ sai một email thì bạn cần đào sâu hơn. Điều bạn cần tìm hiểu ở đây không phải là quá khứ của ứng viên mà là mức độ chia sẻ của ứng viên đến đâu. Một ứng viên không thể kể nỗi một sai lầm của mình thì chắc chắn không phù hợp với team của bạn.
Có bao giờ ứng viên đóng góp ý kiến với sếp cũ của mình?
Là một nhân viên có tài, có tâm thì sẽ quan tâm đến thành công của dự án, hiệu quả của chiến dịch kể cả khi vị trí của họ bị lung lay. Để đánh giá điều này, hãy hỏi ứng viên về một lần cô ấy đưa phản hồi cho cấp trên của mình.
Liệu cậu ấy gặp khó khăn khi tìm ra một ví dụ? Hoặc cậu ấy có thể dễ dàng nhớ lại một lần trực tiếp chia sẻ những góp ý mang tính xây dựng? Một ứng viên không ngại cung cấp phản hồi cho sếp một cách lịch sự, đó là một đồng nghiệp đáng để làm việc cùng.
Ứng viên xử lý điều đó như thế nào khi làm việc với khách hàng khó chịu
Gần như mọi nhân viên đều phải đối phó với một khách hàng khó tính, khó chịu. Cách họ nói về tình huống đó tiết lộ rất nhiều liệu họ có là một người tốt để làm việc cùng hay không. Ví dụ, nếu ứng viên kể lại với giọng điệu oán giận, không hài lòng – rõ ràng người này không thể cảm thông cũng như không thể “chăm sóc” khách hàng tốt. Ngược lại, nếu ứng viên nói về quy trình xoa dịu khách hàng, thuyết phục những vị khách khó tính thì đó là người tốt để tuyển về công ty.
Lần tiếp theo bạn phỏng vấn, hãy áp dụng lời khuyên của Elon Musk và Richard Branson! Đó là tìm một người tốt và cân nhắc bốn câu hỏi này nhé.
Tham khảo thêm bộ câu hỏi đọc vị ứng viên, câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh, Telesales…