Được tổng hợp từ các nhà tuyển dụng có kinh nghiệm lâu năm với công việc phỏng vấn ứng viên, 9 điều HR cần thu thập được sau khi kết thúc buổi phỏng vấn sau đây sẽ là cơ sở để hội đồng tuyển dụng đưa ra quyết định tuyển hay loại, cũng như hạn chế nguy cơ tuyển người không phù hợp.
Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quy trình tuyển dụng, là cơ hội giúp cho doanh nghiệp và ứng viên tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu và hợp tác với nhau. Thế nhưng, dù HR đã chuẩn bị rất kĩ bộ các câu hỏi phỏng vấn nhằm khai thác sâu nhất về kinh nghiệm, thái độ của ứng viên, thậm chí liệt kê những câu hỏi không nên sử dụng, thế nhưng một số HR vẫn còn cảm thấy khó khăn, thiếu tự tin khi nói chuyện với ứng viên. Để rồi bỏ sót những thông tin quan trọng cần thu thập.
Dưới đây là 9 điều quan trọng mà HR cần thu thập được sau khi kết thúc buổi phỏng vấn.
1. Thông tin về lương bổng, thu nhập
HR cần tìm hiểu chế độ lương bổng mà ứng viên đang được hưởng ở công ty hiện tại, bao gồm mức lương hàng tháng, tiền thưởng, chế độ cổ phiếu, cùng những khoản thưởng khác. Việc này sẽ giúp HR đưa ra được mức lương thưởng hợp lý để không vuột mất nhân tài.
Đọc thêm: 5 chế độ phúc lợi giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu tuyển dụng và giữ chân nhân tài
2. Nguyện vọng của ứng viên với công ty
Nhiều ứng viên không muốn thay đổi công việc chỉ vì họ chưa tìm thấy lý do để thay đổi. Chỉ cần bạn cho ứng viên một vài lý do, nhất là những chế độ mà công ty cũ còn thiếu, bạn mới có thể đề nghị những quyền lợi hấp dẫn để “chiêu hiền đãi sĩ”cho mình.
3. Ứng viên làm việc hiệu quả nhất khi ở một mình hay cùng team
Phần lớn nhân sự chỉ làm việc hiệu quả khi được yên tĩnh một mình, nhưng một số khác lại có hiệu suất làm việc vượt trội khi làm việc chung trong nhóm. Do đó, HR nên tìm hiểu đặc điểm này để lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc.
Ví dụ: Tuyển dụng vị trí nhân viên Marketing. Đây là ngành đặc thù và cần phối hợp với nhiều team, phòng ban, nếu ứng viên không có kỹ năng làm việc nhóm, thích hoạt động độc lập thì sẽ không hoà nhập được văn hoá của phòng. Nếu cố tình tuyển dụng để đạt KPI, trước sau gì HR cũng phải đi xử lý việc cho bạn ấy thôi việc và nhận khiển trách từ phía công ty.
4. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên
Mỗi người đều có sở trường và sở đoản riêng. Vì thế, HR cần tìm hiểu kỹ điểm mạnh và điểm yếu của từng ứng viên để xem xét tính phù hợp với văn hoá công ty. Gợi ý: hãy hỏi ứng viên không thích làm những công việc gì, vì chúng ta hiếm khi làm tốt những việc mà ta không yêu thích.
5. Ứng viên mong muốn gì ở công việc mới?
Có 1001 lý do ứng viên thay đổi công việc, tuy nhiên đâu mới là lý do chính dẫn đến hành động đó của ứng viên? Đâu là điều ứng viên mong muốn ở công việc mới. Hãy sử dụng các câu hỏi mở để tìm ra điều ứng viên mong muốn khi làm việc với công ty bạn.
6. Cụ thể, ứng viên mong muốn điều gì?
HR cần tiếp tục tìm hiểu chính xác ứng viên muốn điều đó như thế nào, lượng hoá con số để dễ dàng chốt “deal” hơn. Ví dụ, bạn biết ứng viên muốn mức lương cao hơn công ty cũ, vậy thì anh ta mong đợi mức lương bao nhiêu. Hoặc nếu ứng viên muốn thực hiện những dự án mới, thì đó là những dự án gì?
7. Ứng viên có phỏng vấn ở công ty khác không?
Thường rất ít HR tìm hiểu thông tin này bởi tâm lý e ngại. Tuy nhiên, nếu không muốn bất ngờ vào phút cuối, hãy hỏi ứng viên còn phỏng vấn công ty nào khác nữa không. Nếu một ứng viên sáng giá tiết lộ rằng bạn ấy đang cân nhắc giữa 3 công ty và đang đợi thư mời làm việc từ 2 công ty khác, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra phương án thích hợp để cạnh tranh với 5 “đối thủ” trước đó.
8. Ứng viên có thể đảm nhiệm công việc?
Ở vòng phỏng vấn, rất khó để kết luận ứung viên có phải là nhân sự xuất sắc trong tương lai, tuy nhiên, HR có thể xác định được liệu ứng viên có khả năng đảm trách tốt công việc sắp tới hay không. Lưu ý tránh dùng những ý kiến chủ quan để đưa ra kết luận, cần căn cứ vào kinh nghiệm và thành tích trước đây của ứng viên.
Đọc thêm: Loại bỏ thành kiến để tuyển dụng hiệu quả hơn
9. Ứng viên có thích nghi hay phù hợp với văn hóa công ty?
Không phải ai có năng lực cũng có thể làm việc tốt trong một tổ chức nào đó. Văn hóa công ty đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình làm việc của mỗi người. Ví dụ, môi trường làm việc của công ty trong ngành hàng tiêu dùng nhanh dĩ nhiên sẽ khác hẳn một công ty sản xuất phần mềm. Chính vì thế, bạn phải xác định ứng viên nào hội tụ những phẩm chất thích hợp với môi trường công ty bạn.
Nếu trong quá trình đăng tuyển, doanh nghiệp vẫn chưa tìm được ứng viên phù hợp, hãy mở rộng kênh tuyển dụng bằng cách đăng tin lên tuyendung.topcv.vn, hoặc group, diễn đàn. Sau khi có được CV apply, hãy chủ động liên hệ lại với ứng viên trong vòng 24h và hẹn phỏng vấn trong vòng 1 tuần. Chúc bạn thành công!
Theo TopHR