Từ những việc làm freelance cho tới các công cụ chatbot, năm 2020 sẵn sàng là một năm tiếp tục chứng kiến những thay đổi.
Vài năm qua, môi trường làm việc đã thay đổi nhiều tới mức gần như không thể nhận ra. Với sự gia tăng hơn bao giờ hết của những người làm freelancer hay làm việc từ xa cùng những tiến bộ trong kỹ thuật công nghệ, tất cả đang dần định hình cách chúng ta làm việc. Không nằm ngoài dự đoán, 2020 sẽ tiếp tục là năm chứng kiến những thay đổi lớn. Dưới đây là một số xu hướng chính về công việc trong năm 2020.
Nền kinh tế GIG và những công việc linh hoạt
Nền kinh tế GIG (tiếng Anh: Gig Economy) là nền kinh tế mà trong đó mọi người thường làm việc bán thời gian hoặc tạm thời, còn các công ty có xu hướng thuê những người làm việc độc lập và tự do thay vì nhân viên toàn thời gian.
Trong những năm qua, thị trường lao động đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn nhân lực tham gia vào nền kinh tế GIG bằng cách thỏa thuận làm những công việc dài hạn thành những công việc ngắn hạn và linh hoạt hơn.
Các nhà thầu, freelancers hay những người làm việc từ xa đều được xếp vào bộ phận này. Họ thường làm việc cho các công ty trong thời gian ngắn hơn thông thường dựa trên công việc hoặc dự án. Đối với một số người, đây là một cách để xây dựng một cuộc sống linh hoạt hơn khi họ có thể vừa làm việc ngoài giờ so với một công việc truyền thống hoặc làm việc cho nhiều công ty cùng một lúc.
Trang Intuit đã ước tính rằng đến năm 2020, hơn 40% nguồn nhân lực tại Hoa Kỳ sẽ là những người đi làm độc lập.
Những thay đổi không chỉ dừng lại ở cách thức làm việc mà môi trường làm việc trong năm 2020 cũng sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi. Làm việc từ xa sẽ dần trở thành xu hướng. Một khảo sát của Global Workplace Analytics và FlexJobs cho thấy những công việc từ xa đã tăng 91% trong 10 năm qua. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng vào năm 2020, một nửa trong số chúng ta sẽ làm việc từ xa dưới một hình thức nào đó.
++ Tham khảo Tri thức quản trị doanh nghiệp tương lai
Hiện nay đã có một số công ty hoạt động hoàn toàn từ xa, không có không gian văn phòng chung và nhân viên có thể ở bất kỳ đâu trên thế giới. Bên cạnh đó, một số công ty đã có một đến hai nhóm nhân viên làm việc từ xa hoặc cho phép nhân viên không cần đến văn phòng từ một đến 2 ngày mỗi tuần.
Hình thức công việc này có tác động rất lớn đến bộ phận HR; từ quy trình tuyển dụng, cơ cấu công ty tới những hoạt động giao tiếp khi làm việc với những nhân viên bán thời gian. Trong khi điều này đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều thách thức phải vượt qua thì xu hướng làm việc linh hoạt không phải nơi nào cũng có thể áp dụng được.
Các nhà lãnh đạo về HR cần xem xét liệu nền kinh tế GIG thực sự có ý nghĩa gì với công ty mình; cũng như cách ứng phó với nhu cầu của những người làm việc ngắn hạn, linh hoạt hoặc freelancer. Điều này có thể thông qua việc tăng cường sử dụng các công cụ quản lý hiệu suất, các phiên hội nghị qua video toàn nhóm hoặc toàn công ty thường xuyên cũng như nâng cao, cải tiến quy trình tuyển dụng.
“People Enablement”
Đây là một trong những xu hướng nổi bật trong năm 2019 và tiếp tục có tác động rất lớn vào năm 2020. Cách tiếp cận tập trung từ trên xuống dưới, toàn diện hơn này cho phép nhân viên thể hiện tiềm năng và tiến bộ theo cách riêng của họ.
Khái niệm này dựa trên ba yếu tố cốt lõi:
- Tăng trưởng chuyên nghiệp: đẩy nhanh tốc độ mà các nhà quản lý và cá nhân dùng để học hỏi và phát triển
- Minh bạch và gắn kết: giữ cho mọi người được kết nối với nhau về chiến lược, mục tiêu và quy trình
- Giá trị và ảnh hưởng: xây dựng một nền văn hóa nơi mọi nhân viên đều cảm thấy có giá trị và được công nhận
Bằng cách thực hiện cả ba điều này, các công ty có thể đảm bảo nhân viên của họ cảm thấy kiểm soát được công việc và tiến trình thăng tiến, đẩy mạnh sự tham gia, tăng trưởng và năng suất tổng thể. Sự hỗ trợ của mọi người có tác động lớn đến trải nghiệm của nhân viên, giúp các công ty vượt trội hơn so với những công ty ít tập trung vào con người.
Sử dụng công cụ chatbot dành cho HR
Việc sử dụng chatbot có thể đã phổ biến ở nhiều bộ phận nhân sự, cũng như vai trò trợ giúp công nghệ thông tin và các loại dịch vụ khách hàng, tuy nhiên sẽ có sự gia tăng lớn trong việc sử dụng loại hình này vào năm 2020.
Sử dụng chatbot có thể là một cách cực kỳ hữu ích cho HR. Các công cụ đàm thoại, giao tiếp tự động này có thể trả lời các câu hỏi thường gặp, các quy trình như sàng lọc ứng viên và giúp HR tiết kiệm thời gian để tập trung vào các cuộc trò chuyện và tương tác sâu hơn.
Dùng chatbot cho các tương tác ban đầu cũng đồng nghĩa với việc thời gian phản hồi trung bình nhanh hơn, tăng tốc đáng kể các quy trình tuyển dụng bằng cách nhanh chóng xử lý các vấn đề hoặc truy vấn nhỏ hơn phát sinh. Ví dụ, trong năm tới công cụ này có thể được sử dụng cho việc phỏng vấn để thay thế cho các cuộc phỏng vấn qua điện thoại truyền thống. Các chatbot có thể hỏi các ứng viên tiềm năng một số câu hỏi ban đầu, sau đó HR có thể phân tích câu trả lời trước khi quyết định mời ai để phỏng vấn trực tiếp.
Trí tuệ nhân tạo
Trong năm 2019, bộ phận HR đã được dự đoán sẽ tập trung vào các quyết định dựa trên dữ liệu hơn với các phân tích cho biết ngày càng nhiều quyết định kiểu này được thực hiện. Nhân sự vốn dĩ tập trung vào con người, do đó, có rất nhiều dữ liệu, và đó là chìa khóa để tận dụng tối đa giúp mọi người có được trải nghiệm tốt nhất có thể.
Điều này vẫn đúng cho năm 2020 khi có sự tập trung ngày càng tăng vào các phương pháp tự động. Ngoại trừ việc nó không phải là phân tích dữ liệu hiện tại. Thực tiễn mới hơn đang được giới thiệu có thể làm tăng quy trình tự động hóa trong tuyển dụng. Nghiên cứu từ Gartner dự đoán rằng vào năm 2020, 1/5 số nhân sự tham gia vào các công việc không thường xuyên sẽ dựa vào trí tuệ nhân tạo để giúp họ làm công việc của mình.
>> Xem thêm: AI giúp loại bỏ định kiến về ngoại hình trong tuyển dụng và phát triển nhân tài
AI có thể sẽ không bao giờ hoàn toàn tiếp quản khía cạnh “con người” của HR, tuy nhiên nó sẽ đòi hỏi sự cân bằng giữa quy trình của con người và công nghệ, đặc biệt là trong giai đoạn tuyển dụng. Ý tưởng này không phải để loại bỏ yếu tố con người mà là cách thiết lập sự tiếp cận hợp lý hơn, trong đó AI được sử dụng như một công cụ hỗ trợ và nâng cao các quy trình hiện tại, nâng cao hiệu quả tuyển dụng với các nhiệm vụ như sàng lọc ứng viên, tuyển dụng và các công việc hành chính như xin nghỉ lễ, lên lịch phỏng vấn và phân tích.
Tất cả những xu hướng này có thể sẽ có tác động lớn trong vài năm tới về nhân sự. Mỗi công ty là một cá thể riêng biệt và có những yêu cầu thực thi khác nhau. Bạn nên ghi nhớ những gì tốt cho doanh nghiệp của bạn, những gì sẽ giúp đỡ, không cản trở, nhân sự và kết nối con người…