Tri thức thiết yếu của CEO trong tuyển dụng hiện đại

Tại hội thảo Doanh nghiệp, Doanh nhân 4.0 do Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI), Công ty Cổ phần Tập đoàn tư vấn quản lý liên doanh (VMCG) cùng Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức, ông Trần Trung Hiếu – CEO TOPCV Việt Nam đã chia sẻ những tri thức thiết yếu của CEO trong tuyển dụng hiện đại.

Tri-thuc-thiet-yeu-cua-CEO-trong-tuyen-dung-hien-dai-01

Hội thảo Doanh nghiệp, Doanh nhân 4.0

Một trong những việc khó nhất của người lãnh đạo doanh nghiệp là tìm kiếm, thu hút, giữ chân những cá nhân phù hợp. Bất kỳ chiến lược hoặc mô hình kinh doanh nào cũng trở nên vô nghĩa nếu không có những con người phù hợp thực thi. Tuyển dụng vì thế cũng là bài toán sống còn, và hơn lúc nào hết công nghệ sẽ trở thành vũ khí đưa Tuyển dụng trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo ông Hiếu, để xây dựng và vận hành hệ thống tuyển dụng hiện đại trước hết người làm quản trị nhân sự cần:

  • Thấu hiểu thị trường tuyển dụng, xác định được chân dung ứng viên một cách rõ ràng.
  • Nắm rõ các xu hướng tuyển dụng hiện đại.
  • Xây dựng quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp.
  • Cần tham gia trực tiếp vào quá trình phỏng vấn văn hoá/vòng phỏng vấn cuối cùng trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng.

Đó cũng chính là 4 vấn đề chính được thảo luận trong buổi hội thảo.

Ông Trần Trung Hiếu – CEO TOPCV Việt Nam chia sẻ về tri thức thiết yếu của CEO trong tuyển dụng hiện đại

Thực trạng thị trường tuyển dụng

  • Doanh nghiệp luôn thiếu nhân sự trong khi mục tiêu kinh doanh mỗi năm đều tăng.
  • Số lượng hồ sơ về ít, chất lượng lại thấp, đợi tuyển được người xong rồi đào tạo thì đã mất chu kì kinh doanh.
  • Vừa đào tạo xong, nhân sự bị doanh nghiệp khách lôi kéo, gây tổn hại lớn về tiền bạc, thời gian, nguồn lực và chi phí cơ hội của doanh nghiệp.
  • Ứng viên ngày nay có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm hơn trước, và có xu hướng đọc review về công ty trước khi ứng tuyển. Do đó, ứng viên 4.0 cần nhiều hơn 1 công việc: Công ty tốt + Công việc tốt + Chế độ tốt.

CEO TOPCV Việt Nam chia sẻ: “Chỉ khi người quản trị nhân sự thấu hiểu được thực trạng thị trường và nắm bắt insight của ứng viên thì mới đưa ra được chiến lược tuyển dụng hiệu quả nhất“.

Xu hướng tuyển dụng trong kỷ nguyên số

Tại hội thảo, ông Hiếu cũng chỉ ra 2 xu hướng tuyển dụng đáng chú ý nhất hiện nay là:

Lấy ứng viên làm trung tâm: Trước đây, nếu như nhà tuyển dụng là trung tâm thì bước sang kỷ nguyên số, ứng viên lại là trung tâm của mọi chiến dịch tuyển dụng. Sự lựa chọn thuộc về ứng viên.

Người làm nhân sự cần có tư duy Marketing & Sale: Khi đó toàn bộ quá trình tuyển dụng sẽ được mô hình hóa dưới dạng hành trình tìm việc của ứng viên – tương tự như lý thuyết về hành trình mua hàng trong marketing.

Tri-thuc-thiet-yeu-cua-CEO-trong-tuyen-dung-hien-dai-03

Người làm tuyển dụng hiện đại cần có tư duy Marketing & Sale

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi thị trường nhân lực trong những năm gần đây. Những sự thay đổi này đòi hỏi các nhà quản lý có hành động phản ứng kịp thời, nếu không muốn trở thành kẻ thua cuộc trong cuộc đua nhân tài. Việc cập nhật xu hướng tuyển dụng sẽ là kim chỉ nam để cải thiện chiến lược tuyển dụng của doanh nghiệp.

Tạo dựng lợi thế cạnh tranh với Talent Acquisition

Nếu như tuyển dụng chỉ bao gồm các hoạt động liên quan chủ yếu tới ứng viên như: quảng bá tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, đánh giá, lựa chọn; thì Talent Acquisition (chiêu mộ nhân tài) là phạm trù rộng hơn, ở tầm cao hơn, với nhìn chiến lược hơn: không chỉ là lấp đầy vị trí hiện tại, mà còn đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy nhân sự trong tương lai.

Muốn vậy, Talent Acquisition cần sự kết hợp của nhiều yếu tố khác như (1) Xây dựng thương hiệu tuyển dụng, (2) Hành trình trải nghiệm của ứng viên và (3) Mở rộng talent pool (nguồn ứng viên tài năng) cho tổ chức.

Trong bối cảnh bức tranh tuyển dụng đang có sự chuyển mình lớn khi mà ứng viên giành phần chủ động nhiều hơn, Talent Acquisition thể hiện tính hiệu quả và tầm quan trọng rõ rệt. Bằng cách tận dụng hiệu quả nguồn ứng viên, hoạt động Talent Acquisition có thể giúp giảm chi phí và thời gian tuyển dụng; và trong nhiều trường hợp, bảo đảm chất lượng ứng viên ổn định. Mỗi doanh nghiệp có thể tự xây dựng bộ phận Talent Acquisition của mình để hạn chế độ phụ thuộc tới dịch vụ thứ 3.

Với Talent Acquisition, doanh nghiệp có thể thực sự tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho mình

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) trong kỷ nguyên số

Thương hiệu tuyển dụng khác với thương hiệu doanh nghiệp nói chung. Theo CEO TOPCV Việt Nam, thương hiệu tuyển dụng đối với:

Người làm việc: Là hình ảnh, hình dung, suy nghĩ, nhận định của nhân viên hiện tại và tương lai về tổ chức dưới góc độ là Nơi làm việc

Nhà tuyển dụng: Là một lời hứa của Doanh nghiệp về những giá trị đem lại cho người làm việc. Đồng thời là hình ảnh và danh tiếng mong muốn hướng tới của doanh nghiệp

Người tìm việc: Là Toàn bộ những suy nghĩ, cảm xúc từ những người có tương tác với doanh nghiệp.

Các yếu tố hấp dẫn trong Thuơng hiệu nhà tuyển dụng

Các yếu tố hấp dẫn trong THNTD

Bộ nhận diện Thương hiệu Nhà tuyển dụng sẽ bao gồm:

  • Định vị thương hiệu, màu sắc, logo, slogan, bản giới thiệu về công ty, các hình ảnh
  • Website tuyển dụng chuyên nghiệp của công ty (Landing page)
  • Hồ sơ công ty rõ ràng trên các trang tuyển dụng

Để gia tăng nhận diện của Thương hiệu Nhà tuyển dụng, người làm nhân sự cần:

  1. Chia sẻ hoạt động văn hóa, con người, dự án (sản phẩm) hay của công ty một cách thường xuyên trên Fanpage Tuyển dụng của công ty
  2. Đăng tải thông tin tuyển dụng rõ ràng, đầy đủ lên tất cả các website tuyển dụng chuyên nghiệp một cách thường xuyên

Lưu ý:

  • Không lập nhiều fanpage, các nội dung cần được đồng nhất (hình ảnh, thông tin tuyển dụng)
  • Cập nhật tin tuyển dụng thường xuyên trên các kênh Tuyển dụng chính thống, tăng uy tín với ứng viên
  • Không seeding thông tin tuyển dụng ở những Group, kênh thông tin không chuyên nghiệp.

Xây dựng quy trình tuyển dụng hiện đại & xác định “điểm chạm” ứng viên

Trong phần chia sẻ về quy trình tuyển dụng, Ông Hiếu cũng nhắn nhủ tới các doanh nghiệp, để “chạm” tới ứng viên:

  • Thời gian các vòng nên diễn ra đơn giản, nhanh nhất có thể (Trung bình thời gian ứng viên có việc mới đang rút ngắn còn 3 – 7 ngày).
  • Số liệu thống kê rõ ràng (Số ứng viên pass qua từng vòng, tỉ lệ đến phỏng vấn, tỉ lệ đạt phỏng vấn, tỉ lệ đi làm, chi phí / ứng viên tuyển dụng thành công)
  • Liên hệ ứng viên trước / trong / sau mỗi vòng phòng vấn (thời gian không quá 24h sau 1 vòng kết thúc), đảm bảo ứng viên nhận được thông báo qua các kênh: Email – chuyên nghiệp, SMS – rõ ràng, Gọi điện – tức thời.

Để có thể quản lý và kiểm soát quy trình tuyển dụng một cách tối ưu nhất, nếu muốn luôn đi đầu trong các xu hướng tuyển dụng mới và có một chiến lược tuyển dụng đúng đắn nhất, thì việc sử dụng một công cụ hỗ trợ tuyển dụng 4.0 là việc tất yếu.

Tri-thuc-thiet-yeu-cua-CEO-trong-tuyen-dung-hien-dai-06

Demo công cụ quản lý quy trình tuyển dụng của TopCV

Tuyển dụng hiện đại không thể thiếu bước tạo nguồn ứng viên

79% Nhân sự chất lượng không chủ động tìm việc (Passive Candidates), theo LinkedIn. Do đó, doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm ứng viên trên các jobsite, mạng xã hội, hội thảo, seminar, sự kiện networking. Bên cạnh đó, phải đánh giá & làm mới CV Pool thường xuyên.

Chia sẻ về vấn đề này, CEO TOPCV Việt Nam nhấn mạnh, các công việc tạo nguồn cần được thực hiện đều đặn hàng tuần, và lí tưởng là người làm quản lý dành cho nó phần lớn lượng thời gian. Doanh nghiệp sẽ sớm thiết lập được những mối quan hệ chặt chẽ, đồng thời nâng cao được vị thế trong cộng đồng ứng viên.

Tri-thuc-thiet-yeu-cua-CEO-trong-tuyen-dung-hien-dai-07

Áp dụng công nghề để tạo nguồn, quản lý ứng viên hiệu quả

Hội thảo Doanh nghiệp, Doanh nhân 4.0 là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện nhằm nâng cao năng lực để Doanh nghiệp Việt Nam đột phá trong làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0, mang đến cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân những lời giải đáp, khuyến nghị quý báu.