Vị trí quản lý luôn khiến cho HR và ban lãnh đạo hao tâm khổ tứ trong việc tuyển dụng. Một trong những vấn đề đau đầu nhất của chuyên viên tuyển dụng khi đối mặt với các ứng viên tiềm năng là làm sao để khai thác, đánh giá đúng các kinh nghiệm, kỹ năng phức hợp mà họ đang sở hữu. Bộ câu hỏi phỏng vấn dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra những “ngôi sao sáng” thích hợp cho các vị trí đầu não của công ty.
Nhiệm vụ cơ bản của quản lý
- Đề ra và giám sát mục tiêu
- Thúc đẩy năng suất, tinh thần làm việc của đội nhóm
- Tuyển dụng, đào tạo nhân viên
- Đo lường kết quả, đề xuất phương án cải tiến
- Phối hợp với ban giám đốc, phòng ban khác để hoàn thành mục tiêu
HR dựa trên những nhiệm vụ đó để đưa ra các bộ câu hỏi phỏng vấn tương ứng để khai thác tiềm năng, nắm bắt định hướng cũng như xác định sự phù hợp của ứng viên với văn hoá công ty.
Bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá tổng quan
- Anh (Chị) có thể kể lại một lần mà anh (chị) đã quản lí và điều tiết một thay đổi lớn trong tổ chức?
- Cách thức mà anh (chị) thường làm để nắm bắt các luồng thông tin nội bộ và quản lý kết quả công việc của cấp dưới?
- Anh (chị) thường xử trí thế nào với những nhân viên có kết quả công việc thậm tệ?
- Anh (chị) đào tạo và dẫn dắt nhân viên theo phong cách nào?
- Anh(chị) đã từng là “mentor” của ai đó chưa? Họ đã thay đổi như thế nào? Tình trạng trước đó và hiện nay của họ ra sao?
- Giữa cách giao việc từ trên xuống dưới và cách thúc đẩy nhân viên tự nhận phần việc của mình, anh (chị) thường chọn phương án nào?
- Trong quản trị, Anh (chị) thường “kỳ vọng” nhiều hơn “giám sát” hay ngược lại? Chia sẻ thêm về 1 phương pháp do chính anh (chị) đúc kết để giúp anh (chị) hoàn thành 1 nhiệm vụ?
Bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá kinh nghiệm quản lý, lên kế hoạch
- Anh (Chị) có thể kể lại một lần mà anh (chị) đã quản lí và điều tiết một thay đổi lớn trong tổ chức?
- Cách thức mà anh (chị) thường làm để nắm bắt các luồng thông tin nội bộ và quản lí kết quả công việc của cấp dưới?
- Chia sẻ về 1 kinh nghiệm mà anh (chị) trong vai trò phụ trách nhiều project dài hơi,
trong khi vẫn phải hoàn thành các công việc tức thời khác. Anh (chị) đã có chiến
lược gì khi phải đảm đương quá nhiều nhiệm vụ và không có đủ thời gian cần thiết
để hoàn thành chúng? - Anh (chị) đã từng quản lý bao nhiêu nhân viên? Có điểm gì giống/khác nhau giữa họ? Anh (chị) có thể phân loại những nhân viên đó thành những nhóm khác nhau?
- Trong tình trạng ngân sách hạn hẹp, thiếu nhân sự và khối lượng công việc của mỗi nhân viên càng tăng cao, dẫn đến tình trạng nhân viên xuống tinh thần vì không đủ thời gian hoàn thành tất cả công việc, còn các phòng ban thì phàn nàn vì không nhận được đủ hỗ trợ từ nhân viên. Anh (chị) sẽ làm gì để cải thiện tình trạng đó?
- Anh (chị) đã từng áp dụng ứng dụng công nghệ nào để hỗ trợ công việc cá nhân và tổ chức vận hành hiệu quả hơn?
- Chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính của anh (chị)
Bộ câu hỏi phỏng vấn đánh giá kỹ năng giao tiếp, đàm phán, ra quyết định
- Cách thức anh (chị) xác định vấn đề nào nên đưa lên cấp trên, vấn đề nào giao cho người khác xử lí, vấn đề nào sẽ tự giải quyết?
- Anh (chị) đã từng rơi vào tình huống phải giải quyết 1 vấn đề phức tạp của tập thể mà trong đó những cá nhân có vị thế ngang hàng với anh (chị) đưa ra các phương án hoàn toàn đối lập?
- Giả sử anh(chị) đang phải tập trung hoàn thành 1 nhiệm vụ vô cùng quan trọng nhưng các thành viên trong team liên tục quấy rầy anh(chị) với các vấn đề họ đang gặp phải. Anh(chị) sẽ hoàn thành nhiệm vụ và phản hồi các thành viên bằng cách nào?
- Kể lại 1 lần anh (chị) tư duy và giải quyết vấn đề theo hướng vượt xa lối mòn và kết quả mang lại là gì?
Nhận diện ứng viên qua từng câu trả lời
Thiếu trách nhiệm
Sẽ có những ứng viên thừa nhận trách nhiệm và rút ra bài học sau mỗi dự án thất bại, tuy nhiên một số sẽ luôn cố gắng bào chữa rằng việc kết quả tệ đã có không liên quan đến trách nhiệm của họ. Lý do họ đưa ra là “Thiếu nguồn lực” hoặc “Đồng nghiệp không đủ năng lực”.
Thiếu nhiệt huyết
Nếu quản lý của bạn không có niềm đam mê với công việc hiện tại, không có sự yêu thích với ngành nghề công ty đang kinh doanh thì sẽ rất khó để dẫn dắt đội nhóm. Bởi động lực của cả đội nhóm luôn bắt nguồn từ người lãnh đạo. Hãy lưu ý điều này.
Cứng nhắc
Những dấu hiệu của thái độ hách dịch hay kiêu ngạo trong câu trả lời của ứng viên có thể nói lên rằng họ cần thêm kỹ năng phối hợp cộng tác. Một người quản lí giỏi nên có sự cởi mở với những ý tưởng mới và biết thúc đẩy tinh thần của nhân viên.
Câu trả lời thiếu thực tế
Nếu ứng viên trong việc trả lời những câu hỏi như: “Kể lại 1 lần anh(chị) xung đột với cấp dưới”, có thể họ chưa thực sự đủ kinh nghiệm hoặc chưa biết cách xoay xở khi gặp phải tình huống khó. Hội đồng tuyển dụng cần cân nhắc đến điều này.
Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn vị trí quản lý mà HR nào cũng cần tham khảo để tìm ra ứng viên sáng giá nhất. Hãy chọn lọc và sử dụng những câu hỏi phù hợp nhất để đánh giá các kĩ năng quản lý của các ứng viên ở những vị trí quan trọng này.