Kỹ thuật sàng lọc CV qua 3 yếu tố cơ bản

Là người trực tiếp làm công tác tuyển dụng, sẽ có lúc bạn nhận được 10 cho đến vài trăm CV ứng tuyển cho nhiều vị trí. Bạn dự định sẽ làm gì với 200 CV mỗi ngày? Ngồi sàng lọc CV một để tìm ra ứng viên phù hợp? Dựa vào đâu để bạn phân loại CV?

Sẽ mất rất nhiều thời gian để làm công việc sàng lọc CV, chưa kể nhiều CV chỉ gửi và không hề có tiêu đề, nội dung hay những CV viết không dấu cách, sai chính tả…Và rồi, ngày qua ngày bạn vừa phải đối mặt với áp lực tuyển người từ công ty, vừa ngộp thở trong đống CV đó.

Liệu có cách nào để tìm được ứng viên tài năng nhất trong thời gian ngắn nhất và đơn giản nhất không? Làm sao để công việc lọc hồ sơ trở nên hiệu quả hơn ? Dưới đây là 2 cách mà các chuyên gia nhân sự – những người có thâm niên lâu năm trong lĩnh vực tuyển dụng đang áp dụng và muốn chia sẻ đến mọi người. Mời bạn tham khảo!

1. Chia làm 3 nhóm cơ bản khi sàng lọc CV

Mỗi ứng viên sẽ trình bày CV theo một kiểu khác nhau, từ phông chữ, bố cục cho tới nội dung, cách diễn đạt. Ngay cả khi HR có yêu cầu họ điền vào một form có sẵn thì các ứng viên vẫn sẽ trả lời theo cách của riêng mình. Do đó, việc highlight các từ khóa là điều rất quan trọng đầu tiên mà bạn nên lưu ý.

Thông thường các tiêu chí sẽ được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm lại gồm các tiêu chỉ nhỏ:

  • Kỹ thuật: Ứng viên có nền tảng đào tạo về chuyên môn cần thiết hay có các chứng chỉ có liên quan để có thể thành công trong vai trò công việc hay không? Phù hợp với yêu cầu khách hàng đưa ra không?
  • Kinh nghiệm: Họ có từng làm việc trong một lĩnh vực tương tự trước đây không? Khoảng thời gian họ làm trong lĩnh vực đó là bao lâu? Công việc chủ yếu họ làm trong công việc đó là gì? hoặc họ có cho thấy được quá khứ thành công khi quản lý một ngân quỹ tương tự?
  • Con người: Mục tiêu của bản thân họ là gì? Họ có đưa ra được những ví dụ khi họ sử dụng các kỹ năng giao tiếp hay sự sáng tạo của họ trong một bối cảnh kinh doanh hay không để đánh giác sự hòa nhập về văn hóa công ty ?

…Sau đó sắp xếp các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên

Bạn sắp xếp các yếu tố trên theo mức độ cần thiết đối với công việc. Chẳng hạn 3 tiêu chí được sắp xếp theo thứ tự Kỹ thuật -> Kinh nghiệm -> Con người.

Nếu ứng viên đáp ứng được yếu tố “Kỹ thuật” bạn lướt tiếp tới phần “Kinh nghiệm” trong CV, trong trường hợp đạt bạn lướt tiếp tới các yếu tố về “Con người”, vị trí này có đòi hòi ngoại hình không, tính cách của họ như thế nào… Ngược lại, nếu không đạt bạn có thể loại CV này mà không phải mất nhiều thời gian đọc các phần khác.

Nhờ việc này, bạn sẽ đánh giá một cách nhanh chóng tất cả ứng viên trên một bình diện công bằng, tiết kiệm được kha khá thời gian.

Đọc thêm: Những hồ sơ CV ứng tuyển bạn nên phớt lờ để tiết kiệm thời gian

2. Xây dựng biểu mẫu đánh giá CV

Trong số hàng nghìn CV nhận được, bạn lọc bước 1 theo cách trên và còn những 500 CV đạt yêu cầu. Nhưng chỉ tuyển dụng 1 vài người cho vị trí này. Công ty không có đủ nhân sự, thời gian để tổ chức phỏng vấn hết 500 người. Đó là lúc bạn cần phát triển một biểu mẫu đánh giá sàng lọc và nên thực hiện nó song song với việc đánh giá theo các tiêu chí.

Bạn cho điểm các tiêu chí theo độ cần thiết với công việc. Xem xét các mục và cho điểm về mức độ phù hợp của hồ sơ đối với vị trí cần tuyển. Một khi bạn đã đọc qua tất cả các CV và cho điểm tất cả, cộng điểm mỗi cột và bạn có thể nhanh chóng nhìn thấy ứng viên nào đáp ứng nhiều nhất những yêu cầu của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể làm bảng sàng lọc ứng viên chi tiết hoặc phức tạp như bạn muốn. Nếu chắc chắn những tiêu chí cơ bản mà bạn đang tìm kiếm quan trọng hơn những tiêu chí khác, bạn có thể cho điểm những yếu tố này là 10 điểm hoặc điểm cao hơn các tiêu chí còn lại, điều đó sẽ thể hiện khi bạn cộng điểm tổng cuối cùng.

Nếu thời gian và nguồn lực cho phép, bạn nên làm cho quy trình này hoàn thiện hơn bằng cách nhờ một người khác trong phòng nhân sự (người có kinh nghiệm tuyển dụng) và người quản lý của phòng ban đang cần tuyển nhân viên. Bạn cũng có thể tìm kiếm một người trong công ty đã từng làm vị trí tương tự trước đây để góp ý thêm cho bạn.

Tạm kết

Sàng lọc CV là bước quan trọng trong quy trình tuyển dụng, HR cần phân loại CV theo các tiêu chí để không bỏ sót nhân tài hay hẹn phỏng vấn nhầm người. Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp HR trang bị thêm kỹ thuật Scan CV chuẩn chỉnh nhất.

Đọc thêm: Bí quyết sàng lọc ứng viên qua điện thoại