Mẫu bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng dành cho HR

Bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng là nơi lưu trữ những thông tin, đánh giá về ứng viên và là cơ sở để hội đồng tuyển dụng đưa ra quyết định đối với ứng viên sau phỏng vấn. Vậy tiêu chí nào để xây dựng bảo đánh giá ứng viên phù hợp? Công cụ nào hỗ trợ HR xây dựng bảng đánh giá này không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng là gì?

Là một biểu mẫu lập sẵn theo cấu trúc từng phần của buổi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng có thể ghi chép nhanh những đánh giá, nhận xét về ứng viên của mình có kèm theo phần chấm điểm bên cạnh.

Tiêu chí xây dựng một bảng đánh giá ứng viên hiệu quả

Không có mẫu chung cho bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng bởi nội dung bảng, cách thiết kế tuỳ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng, tiêu chí từng vị trí. Vậy nên trong khuôn khổ bài viết này sẽ đưa ra các tiêu chí ứng viên chi tiết để HR có thể hiểu rõ và đánh giá chất lượng, sau đó sẽ cung cấp một bảng biểu tham khảo.

Một bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng hiệu quả sẽ có sẵn:

#1. Các tiêu chí đánh giá tương ứng với từng vị trí tuyển dụng

Việc đầu tiên và quan trọng nhất mà HR khi tham gia phỏng vấn là liệt kê được các tiêu chí để đánh giá ứng viên dựa trên mô tả công việc của từng vị trí. Các tiêu chí đó có thể là yêu cầu về mức lương offer, bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực cần có. Đi kèm với đó là bộ câu hỏi kiểm tra để sử dụng.

Tham khảo: Mẫu mô tả công việc của các vị trí

#2. Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên môn

Sau khi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, HR cần xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn xoay quanh những tiêu chí đó. Không ai hiểu sâu về nghiệp vụ chuyên môn bằng trưởng bộ phận của vị trí cần tuyển, do đó HR nên trao đổi thêm với họ để tìm ra bộ câu hỏi chuyên môn sát nhất.

#3. Bộ câu hỏi phỏng vấn tính cách và thái độ

Phòng Nhân sự sẽ tổng hợp, chọn lựa những câu hỏi về tính cách, thái độ để giúp hội đồng tuyển dụng đánh giá độ phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp hay ước lượng thời gian hòa nhập với môi trường làm việc tại đây. Trong một số trường hợp, đó hoàn toàn có thể là yếu tố quyết định với việc tuyển dụng.

Đọc thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh, telesales, thực tập sinh

#4. Các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ

Hiện nay, tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ không phải là yếu tố bắt buộc nhưng đối với các vị trí yêu cầu chuyên môn đặc thù như kế toán, giáo viên, tài chính…sẽ rất cần đến các chứng chỉ. Do đó, HR cần lưu ý để chuẩn bị bảng đánh giá ứng viên cho phù hợp.

#5. Đánh giá chi tiết ứng viên

Sau khi hoàn tất các mục ở trên, đến bước cuối cùng này, HR nên dành thời gian để đánh giá tổng thể về ứng viên của mình tại thời điểm kết thúc phỏng vấn. Những đánh giá đó sẽ giúp hội đồng tuyển dụng có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên và so sánh khách quan hơn giữa các ứng viên, để từ đó đưa ra các quyết định.

Mẫu bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng

Thường mỗi buổi phỏng vấn diễn ra khá nhanh, và nhiều khi có quá nhiều ứng viên khiến HR không thể ghi nhớ hết tất cả. Đó là lý do ra đời của bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng.

Dưới đây là một mẫu đánh giá ứng viên tuyển dụng đã bao gồm các tiêu chí cũng như thành phần đầy đủ, chuẩn hoá:

danh-gia-ung-vien-tuyen-dung-hrinsider

Mẫu đánh giá ứng viên tuyển dụng được chuẩn hoá

Ưu, nhược điểm của bảng đánh giá ứng viên

#1. Ưu điểm

Giúp HR tập trung: Khi đã có một danh sách các tiêu chí và cách thức thực hiện, HR chỉ cần phổ biến, triển khai với phòng Nhân sự theo đúng kế hoạch. Việc biết trước mình cần tìm kiếm điều gì ở ứng viên và việc không phải ứng biến nhiều sẽ giúp ban phỏng vấn tập trung vào quá trình phỏng vấn hơn.

Đảm bảo tính chính xác: Khi trực tiếp nghe ứng viên trả lời, hội đồng tuyển dụng sẽ có những đánh giá khách quan và chính xác hơn so với việc ngồi lại bàn bạc sau phỏng vấn. Do đó, việc nhanh chóng ghi lại các chi tiết ấn tượng, đánh giá kèm theo số điểm sẽ giúp quá trình sàng lọc nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.

Tạo sự công bằng: Tất cả ứng viên khi tham gia phỏng vấn đều được đánh giá trên thang điểm cố định. Và mọi thành viên trong hội đồng tuyển dụng đều chấm trên bảng biểu với cùng tiêu chí đó, giúp sự công bằng sẽ được đảm bảo hơn.

Cải thiện năng lực của HR, trưởng ban bộ phận: Để xây dựng bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng hiệu quả, sát thực nhất đòi hỏi trưởng ban bộ phận phải nắm được chuyên môn & năng lực của vị trí cần tuyển, HR phải hiểu rõ văn hoá doanh nghiệp. Việc này buộc nhà quản lý, HR phải đào sâu nghiên cứu, khai thác hết thông tin để phục vụ cho chiến dịch tuyển dụng – điều phần nào sẽ giúp nâng cao năng lực chuyên môn, quản trị.

#2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng cũng có một số nhược điểm và đó là lý do nhiều HR không sử dụng chúng trong buổi phỏng vấn.

Thiếu sự tương tác giữa HR với ứng viên: Do phải chăm chăm chấm điểm và ghi chép nên HR khó quan sát được cách trả lời, cử chỉ, phong thái của ứng viên. Từ đó đưa ra nhận xét thiếu tính khách quan.

Thiếu sự linh hoạt: Nếu chỉ tập trung hỏi những câu hỏi trong bảng đánh giá, vô hình chung khiến cho buổi phỏng vấn mất đi tính tự nhiên, chủ động. HR sẽ không có nhiều cơ hội tìm hiểu ứng viên.

Mất thời gian và công sức: Đối với những KPI tuyển dụng số lượng lớn, gấp (như tuyển sale BĐS, chuỗi nhà hàng…), HR sẽ phải làm việc hết công suất, mất nhiều thời gian để có thể vừa phỏng vấn, vừa ghi chép đánh giá, vừa thuyết phục trưởng bộ phận.

#3. Giải pháp

Có một cách hữu hiệu để giải quyết các khó khăn trên là phân chia nhiệm vụ phỏng vấn. Người trưởng phòng chuyên môn sẽ có công việc phỏng vấn và đánh giá về chuyên môn của các ứng viên. Sau đó, trưởng phòng nhân sự – sẽ giám sát và xem xét tính cách của ứng viên này. Cuối cùng, mỗi buổi phỏng vấn sẽ có một thư ký giúp 2 người tổng hợp lại ghi chép để chuẩn bị cho cuộc thảo luận.

Công cụ hỗ trợ lưu trữ thông tin, sàng lọc, đánh giá ứng viên

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm chuyên dụng để quản lý quy trình tuyển dụng, quản lý hồ sơ ứng viên thay cho những thao tác thủ công.

Với công cụ Quản lý CV & Quy trình tuyển dụng cơ bản – ATS của TopCV, HR có thể lưu trữ thông tin, sàng lọc & đánh giá ứng viên một cách dễ dàng, tập trung. Bên cạnh đó, HR, HRM có thể theo dõi được tỷ lệ “bùng” phỏng vấn là bao nhiêu, chủ động lên lịch phỏng vấn tránh lịch công tác của trưởng bộ phận.

Để nhận tư vấn và trải nghiệm miễn phí công cụ quản lý CV & Quy trình tuyển dụng cơ bản của TopCV, đăng ký tại đây.

Test Center - Nền tảng tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam