Mẫu phiếu xuất kho chuẩn 2019 và các lưu ý khi viết

Mẫu phiếu xuất kho theo Thông tư 133/2016/TT-BTC cùng những lưu ý khi trình bày sẽ giúp người lao động dễ dàng theo dõi số lượng vật tư, dụng cụ xuất khỏi kho cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị; đồng thời, làm căn cứ để theo dõi lượng hàng tồn kho cũng như để giải trình các khoản chi và giúp quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng. 

Mẫu phiếu xuất kho chuẩn theo thông tư 133

Mẫu phiếu xuất kho chuẩn 2019 và các lưu ý khi viết

Phiếu xuất kho chuẩn theo thông tư 133

Mẫu phiếu xuất kho chuẩn theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Tải mẫu phiếu xuất kho 2019 tại đây.

Mẫu phiếu xuất kho chuẩn 2019 và các lưu ý khi viết

Mẫu phiếu xuất kho chuẩn theo thông tư 200

Tải mẫu phiếu xuất kho tại đây.

Một phiếu xuất kho sai quy chuẩn

Mẫu phiếu xuất kho chuẩn 2019 và các lưu ý khi viết

Mẫu phiếu thiếu thông tin Đơn vị và Bộ phận công tác

Mẫu phiếu xuất kho chuẩn 2019 và các lưu ý khi viết

Mẫu phiếu thiếu thông tin người nhận hàng

Lý do xuất kho không chính đáng

Số tiền thanh toán viết bằng số không khớp với số tiền thanh toán viết bằng chữ

5 lưu ý khi viết phiếu xuất kho

  1. Tên đơn vị, bộ phận ở góc phía trên bên trái của phiếu xuất kho cần ghi rõ. Ví dụ: Đơn vị: Tổng công ty XYZ, Bộ phận: Quản lý kho.
  2. Ghi rõ thông tin người nhận hàng, đơn vị (bộ phận) đang công tác khi viết Giấy đề nghị thanh toán. Ví dụ: Họ và tên người nhận hàng: Đặng Minh Thành. Bộ phận: Quản lý kho
  3. Về lý do xuất kho, ghi rõ ràng lý do cần xuất hàng, tránh trình bày lý do mập mờ, gây hiểu nhầm cho người quản lý. Ví dụ: Lý do xuất kho: Xuất dùng cho phòng quản lý 
  4. Về nội dung chi tiết:
  • A: Người lập phiếu ghi rõ ràng số thứ tự dụng cụ, hàng hoá
  • B: Ghi rõ tên dụng cụ, hàng hoá cần xuất
  • C: Mã số (nếu có ghi theo hóa đơn), (có thể bỏ qua).
  • D: Ghi rõ Đơn vị tính hàng hoá (ghi theo hóa đơn).

>> Xem thêm: Mẫu kế hoạch định biên & chi phí nhân sự [Tải miễn phí]

  • 1: Người lập phiếu ghi rõ số lượng theo yêu cầu của người (bộ phận) sử dụng trên chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh xuất).
  • 2: Người xuất kho/quản lý ko ghi rõ số lượng xuất hàng thực tế (có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).
  • 3: Ghi rõ giá xuất kho chưa thuế cho một đơn vị hàng hoá 
  • 4: Số tiền được tính bằng cách lấy đơn giá ở Cột 3 nhân với số lượng thực nhập ở Cột 2
  • Hàng cộng: Người lập phiếu cộng các giá trị trên phiếu xuất cho các cột số lượng; đơn giá và thành tiền.
  • Dòng “Tổng số tiền viết bằng chữ”: Ghi rõ số tiền viết bằng chữ phải khớp hoàn toàn với số tiền bằng chữ trên phiếu xuất kho. Ví dụ: Số tiền: 10.000.000 đồng (Viết bằng chữ): Mười triệu đồng chẵn
  • Ghi rõ số lượng chứng từ gốc đính kèm như: Tờ trình về việc xuất hàng. Ví dụ: Chứng từ kèm theo: 01 HĐ GTGT số 0000256 – chứng từ gốc   

Trên đây là Mẫu phiếu xuất kho 2019 mới nhất ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính và những lưu ý khi viết loại phiếu này cho người lao động. Mẫu phiếu xuất kho 2019 phù hợp cho bộ phận quản lý kho có thể áp dụng cho công việc của mình; hạn chế những sai lệch không đáng có; kiểm soát được lượng hàng hóa ra vào; đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian và công sức khi làm việc.