Bứt phá trong cuộc đua tuyển dụng thời đại số với top 5 nhóm công cụ

Công nghệ đã và đang là một công cụ đắc lực với sức mạnh không thể phủ nhận trong hoạt động tuyển dụng. Vậy doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng như thế nào? Công cụ tuyển dụng nào đang trở thành xu hướng hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu top 5 nhóm công cụ tuyển dụng được dự đoán sẽ tạo ra bước đột phá trong tương lai theo báo cáo của LinkedIn.

Ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng – chìa khóa để nâng cao chất lượng tuyển dụng

Theo báo cáo The Future of Recruiting của LinkedIn, đầu tư vào các công cụ và công nghệ mới sẽ là cách tốt nhất để thúc đẩy hiệu suất của bộ phận tuyển dụng trong 5 năm tới. 68% chuyên gia nhân sự được khảo sát đồng ý rằng chiến lược này sẽ mang lại hiệu quả cao nếu được áp dụng đúng cách.

Áp dụng công nghệ và các công cụ tuyển dụng mới là cách tốt nhất để thúc đẩy hiệu suất của tuyển dụng trong 5 năm tới
Áp dụng công nghệ và các công cụ tuyển dụng mới là cách tốt nhất để thúc đẩy hiệu suất của tuyển dụng trong 5 năm tới – Nguồn: LinkedIn

Theo ông Josh Bersin, chuyên gia nhân sự hàng đầu thế giới đồng thời là nhà sáng lập công ty tư vấn quản trị nhân lực Bersin by Deloitte:

“Sử dụng một nền tảng công nghệ tuyển dụng tích hợp, hiện đại, linh hoạt là tiêu chí hàng đầu để đưa doanh nghiệp đến thành công.

Mặc dù không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người nhưng ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng sẽ giúp giảm bớt khối lượng và thời gian công việc. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể tập trung vào các hoạt động trọng tâm khác như thu hút ứng viên và phát triển chiến lược nhân tài.

Theo nghiên cứu Tech Stack Benchmark của CareerXroads năm 2019, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp giảm 56% thời gian tuyển dụng, giảm 35% chi phí tuyển dụng và tăng chất lượng tuyển dụng thêm 30%. Do đó, với các doanh nghiệp muốn bứt phá trên cuộc đua tìm kiếm nhân tài thời đại số, việc tìm hiểu và sử dụng các công cụ tuyển dụng là ưu tiên hàng đầu không thể bỏ qua.

Top 5 nhóm công cụ tuyển dụng sẽ tạo ra bước đột phá trong tương lai

Tất nhiên, nếu chỉ đầu tư vào các công cụ, công nghệ đã cũ thì hiệu quả đạt được sẽ không thực sự đáng kể. Đó là lý do LinkedIn đã yêu cầu 3.000 chuyên gia nhân sự hàng đầu tham gia khảo sát đưa ra lựa chọn rằng công cụ nào đã và đang tạo ra tác động tích cực đến hiệu suất tuyển dụng.

Bảng dưới đây sẽ tiết lộ các công cụ tuyển dụng được lựa chọn nhiều nhất, cùng với tỷ lệ phần trăm người được khảo sát hiện đang sử dụng các công cụ này.

Top 5 nhóm công cụ tuyển dụng sẽ tạo ra bước đột phá trong tương lai
Top 5 nhóm công cụ tuyển dụng sẽ tạo ra bước đột phá trong tương lai – Nguồn: LinkedIn

1. Các công cụ tìm kiếm và tương tác với ứng viên

Với 58% chuyên gia nhân sự hàng đầu đã sử dụng và 68% dự đoán các công cụ này sẽ tiếp tục sử dụng nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng, việc sử dụng các công cụ tìm kiếm và tương tác với ứng viên sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.

Theo Linkedin, 79% nhân sự trên thế giới không chủ động ứng tuyển một công việc nào đó. Thế nhưng, lực lượng lao động này lại là những người có kỹ năng, kinh nghiệm, có sự gắn bó và khả năng cống hiến cao. Vì vậy, không ngạc nhiên khi các công cụ tìm kiếm và tương tác với ứng viên sẽ giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động tuyển dụng, dù ở hiện tại hay tương lai.

Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nhân sự, việc phụ thuộc vào các đơn ứng tuyển chủ động của ứng viên sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Muốn có được những ứng viên thực sự phù hợp cho vị trí đang còn trống, nhà tuyển dụng phải chủ động tìm kiếm, tiếp cận, sau đó thu hút và duy trì sự chú ý, quan tâm của ứng viên, từ đó chiêu mộ họ thành công.

Trên thực tế, việc thu hút các ứng viên thụ động là một trong những kỹ năng ngày càng trở nên quan trọng đối với các chuyên viên tuyển dụng trong 5 năm tới. Và công việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có các công cụ hỗ trợ hiệu quả, cho phép nhà tuyển dụng thu hẹp phạm vi tìm kiếm theo nhu cầu, thiết lập một kết nối mạnh mẽ với ứng viên và đưa họ vào phễu tuyển dụng của mình.

Tiên phong ứng dụng công nghệ, đặc biệt là AI/ Machine Learning trong giải quyết bài toán tuyển dụng, dịch vụ tìm kiếm hồ sơ ứng viên Online của TopCV là một công cụ hiệu quả giúp tìm kiếm, tiếp cận và chủ động kết nối với các ứng viên phù hợp, thu hút nhân tài về cho doanh nghiệp.

Công cụ tìm kiếm ứng viên Online ứng dụng AI/ Machine Learning của nền tảng tuyển dụng TopCV
Công cụ tìm kiếm ứng viên Online ứng dụng AI/ Machine Learning của nền tảng tuyển dụng TopCV

Về mặt tính năng, đội ngũ phát triển sản phẩm của TopCV đã xây dựng một hệ thống tìm kiếm thông minh với bộ lọc thông qua các từ khóa, cho phép nhà tuyển dụng tìm kiếm hồ sơ ứng viên online theo các tiêu chí khác nhau: độ tuổi, học vấn, trạng thái tìm việc, kinh nghiệm làm việc, đặc điểm tính cách,…

Chưa dừng lại ở đó, TopCV đã ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại, dữ liệu ứng viên lớn và áp dụng công nghệ AI/ Machine Learning vào hệ thống tìm kiếm hồ sơ. Các dữ liệu ứng viên điền trên CV, các thông tin người tìm việc cập nhật, tương tác đều được hệ thống của TopCV thu thập và phân loại để bóc tách, xử lý. Dữ liệu có cấu trúc giúp TopCV đưa ra gợi ý các ứng viên phù hợp cho vị trí doanh nghiệp đang tuyển dụng.

Thuật toán AI của TopCV sẽ gợi ý ứng viên phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp
Thuật toán AI của TopCV sẽ gợi ý ứng viên phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp

Thuật toán AI/ Machine Learning sẽ tối ưu hóa quy trình này. Từ đó, giúp nhà tuyển dụng càng tìm kiếm nhiều hồ sơ thì độ chính xác và mức độ phù hợp với yêu cầu càng tăng, vừa tiết kiệm thời gian tìm kiếm vừa nâng cao chất lượng ứng viên, giải quyết bài toán tuyển dụng hiệu quả.

Việc đưa ra quyết định trên dữ liệu sẽ giúp loại bỏ các yếu tố chủ quan của con người. Từ đó với nền tảng TopCV và dịch vụ tìm kiếm hồ sơ Online, nhà tuyển dụng có thể thấu hiểu nhân sự và tìm được các ứng viên phù hợp với số lượng và chất lượng ngày càng tăng cao.

2. Công cụ đánh giá kỹ năng mềm

Theo Báo cáo Xu hướng Nhân sự toàn cầu 2019 được LinkedIn thực hiện, 92% các chuyên gia nhân sự tham gia khảo sát cho rằng kỹ năng mềm quan trọng tương đương hoặc thậm chí quan trọng hơn các kỹ năng cứng của ứng viên. 91% đồng ý rằng đây sẽ là yếu tố rất quan trọng đối với tương lai của tuyển dụng và quản trị nhân sự.

Nhưng đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên là một việc không đơn giản. Tại Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp đánh giá kỹ năng mềm dựa trên sàng lọc hồ sơ và trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, quá trình này hầu hết đều dựa trên cảm quan, nhận xét cá nhân của người đánh giá. Do đó, trong nhiều trường hợp, việc đánh giá sai kỹ năng mềm của ứng viên dẫn đến doanh nghiệp tuyển dụng sai người, gây lãng phí ngân sách tuyển dụng, đào tạo. 

Điều này phần nào giải thích tại sao 60% chuyên gia nhân sự được khảo sát cho biết các công cụ đánh giá kỹ năng mềm sẽ có tác động lớn trong hoạt động tuyển dụng những năm tới. Và phần lớn (57%) trong số họ đã sử dụng các công cụ đánh giá kỹ năng mềm.

Theo Jobtest, sử dụng các công cụ đánh giá năng lực là giải pháp hữu hiệu giúp tăng chất lượng tuyển dụng thêm 30%, giảm 20 – 50% chi phí và thời gian tuyển dụng so với các phương thức đánh giá truyền thống (sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn).

Test Center - Nền tảng đánh giá nhân sự hàng đầu Việt Nam
Test Center – Nền tảng đánh giá nhân sự hàng đầu Việt Nam

Với tính năng tạo bài test online nhanh chóng, ngân hàng đề thi mẫu đa dạng, công cụ quản lý thông minh và hệ thống đánh giá kết quả trực quan, TestCenter.vn là giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp Việt đánh giá chính xác kỹ năng mềm của ứng viên, nâng cao chất lượng tuyển dụng.

3. Các công cụ phân tích thị trường nhân sự

Qua báo cáo của LinkedIn, có thể thấy việc sử dụng những công cụ phân tích thị trường nhân sự có xu hướng gia tăng đặc biệt nhanh chóng trong vài năm tới, với 54% người được khảo sát cho rằng các công cụ này sẽ tạo ra tác động trong tuyển dụng nhưng mới chỉ 21% sử dụng chúng ở hiện tại.

Điều này trùng hợp với xu hướng tuyển dụng dựa trên dữ liệu (data-driven recruiting) với 84% người được khảo sát cho rằng việc phân tích dữ liệu ứng viên để đưa ra quyết định tuyển dụng ngày càng trở thành một kỹ năng quan trọng mà các chuyên viên tuyển dụng cần thành thạo.

4. Video phỏng vấn

Các công cụ phỏng vấn qua video được coi là giải pháp thay thế tốt nhất cho quy trình phỏng vấn truyền thống. Dưới đây là 5 lợi ích của việc sử dụng các công cụ phỏng vấn qua video:

  • Giảm chi phí và tiết kiệm thời gian cho quá trình tuyển dụng
  • Loại bỏ các rào cản về địa lý, giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với ứng viên ở nhiều địa điểm khác nhau
  • Xây dựng quy trình sàng lọc ứng viên hiệu quả, tiêu chuẩn hóa.
  • Nâng cao trải nghiệm ứng tuyển, giảm bớt sự căng thẳng cho ứng viên so với các cuộc phỏng vấn trực tiếp.
  • Tăng chất lượng tuyển dụng: việc sử dụng các công cụ phỏng vấn qua video sẽ giúp doanh nghiệp phát hiệm sớm những ứng viên xuất sắc nhất để tiếp tục tham gia vào phễu tuyển dụng.
Các công cụ phỏng vấn qua video giúp tiết kiệm thời gian cho quá trình tuyển dụng
Các công cụ phỏng vấn qua video giúp tiết kiệm thời gian cho quá trình tuyển dụng

Với hình thức phỏng vấn một chiều, nhà tuyển dụng có thể chuẩn bị một bộ câu hỏi phỏng vấn sẵn có, cho phép ứng viên thực hiện cuộc phỏng vấn, ghi âm câu trả lời và gửi lại bất cứ khi nào họ cảm thấy sẵn sàng, thông qua máy tính hoặc smartphone. Nhà tuyển dụng có thể xem video trả lời của ứng viên bất cứ khi nào, có thể xem cá nhân hoặc đưa ra trước hội đồng tuyển dụng để quyết định lựa chọn ứng viên nào sẽ đi tiếp vào các các vòng tuyển dụng sau. Và nếu sử dụng một công cụ có tích hợp sẵn AI, nó thậm chí có thể giúp nhà tuyển dụng xác định sự phù hợp của ứng viên, cung cấp thông tin chi tiết sâu hơn dựa trên những thứ như mẫu giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của họ.

Một trong những lợi ích đáng lưu ý nhất khi phỏng vấn qua video là cả hai bên, nhà tuyển dụng và ứng viên, đều sẽ đều tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc chờ đợi, sắp xếp lịch hẹn hay chi phí đi lại. Hiện tại, theo khảo sát 40% người được hỏi hiện đang sử dụng công cụ phỏng vấn video. Nhưng con số này có thể sớm tăng lên, với 53% nói rằng những công cụ này sẽ có tác động trong 5 năm tới.

5. Quản lý hồ sơ và dữ liệu ứng viên

Nếu một ứng viên nộp đơn cho một vị trí tại công ty bạn và không nhận được lời mời nhận việc, đó không phải là dấu chấm hết cho mối quan hệ giữa ứng viên với doanh nghiệp. Nếu trước đây họ không phù hợp với vị trí doanh nghiệp tuyển dụng, họ có thể đạt được những kỹ năng và kinh nghiệm mới trong những năm tiếp theo. Và ngay cả khi ứng viên đã từ chối job offer từ công ty bạn, có thể họ vẫn sẵn sàng lắng nghe về các cơ hội khác trong tương lai.

Bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu ứng viên, ví dụ như ATS – Hệ thống Quản trị Tuyển dụng (Applicant tracking system), doanh nghiệp có thể theo dõi mọi ứng viên tham gia vào hệ thống tuyển dụng, giúp dễ dàng lấp đầy các yêu cầu tuyển dụng trong tương lai.

Hệ thống quản trị tuyển dụng (ATS) của TopCV
Hệ thống quản trị tuyển dụng (ATS) của TopCV

Với hệ thống ATS của TopCV, bạn có thể xem lịch sử của ứng viên với công ty của mình, bao gồm việc họ đã nộp đơn cho vị trí nào trước đây, ứng viên đến từ nguồn nào và đang ở trạng thái nào trong quy trình tuyển dụng.

Mặc dù ứng dụng công nghệ có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyển dụng, nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu bạn có cách tiếp cận đúng trong việc lựa chọn và triển khai các công cụ mới. Hãy dành thời gian để nói chuyện với nhà tuyển dụng về những thách thức họ đang phải đối mặt trong tuyển dụng và công nghệ nào họ nghĩ sẽ giúp giải quyết chúng tốt nhất. Vì chính các chuyên viên tuyển dụng sẽ là những người thực sự sử dụng những công nghệ này hàng ngày.