Nhân viên có 3 trên 9 dấu hiệu này, tốt hơn hết hãy tìm người thay thế

“Là người quản lý, điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu sắp xin nghỉ việc của nhân viên để có hướng giải quyết. Mất một nhân sự cũng có thể làm gián đoạn việc kinh doanh. Chưa kể đến việc các thành viên đó có thể rủ nhau nghỉ “ngược”. Nếu bạn đang điều hành một công ty nhỏ hoặc chỉ mới khởi nghiệp, những tổn thất này có thể phá hủy doanh nghiệp”. Lynn Taylor – chuyên gia về môi trường làm việc đã chia sẻ trên tờ Business Insider.

Vì thế người quản lý cần biết và hành động trước khi quá muộn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy nhân viên có ý định bỏ việc.

9 dấu hiệu cho thấy nhân viên sắp nghỉ việc

Có sự thay đổi về ngoại hình

Về trang phục, họ có thể không thay đổi nhiều. Nhưng nếu cách trang điểm khác thường ngày là dấu hiệu tố cáo có thể họ lén đi phỏng vấn công việc khác. Những lý do mà họ thường lấy để có thể ra ngoài là đi gặp đối tác/khách hàng.

Một số khác thì có biểu hiện ngược lại. Khi không hài lòng về công việc, nhân viên sẽ không chú trọng đến ăn mặc vì nghĩ, không ai chú ý hoặc họ thực sự không cần quan tâm nữa.

Xin nghỉ nhiều hơn

Những người đã có ý định nghỉ việc sẽ không thiết tha đi làm. Dấu hiệu nhận biết là họ thường xuyên gọi điện báo nghỉ vì bị bệnh. Một số khác sẽ sử dụng tối đa các ngày nghỉ phép hàm ý, họ thấy công việc quá thảnh thơi. Rất có thể họ sẽ tìm kiếm công việc khác trong thời gian rảnh. Hoặc có thể họ đã tìm thấy công việc mới, đang trong quá trình “test” và tranh thủ tận dụng nốt những ngày phép. Dấu hiệu này là “lá cờ đỏ” cho thấy, nhân viên sẵn sàng “nhảy tàu” và các ông chủ nên đề phòng.

Không chú tâm vào công việc

Trong những cuộc họp phòng hay team, bạn sẽ hiếm khi thấy nhân viên đó đưa ra ý kiến đóng góp, bổ sung mặc dù trước đây họ là người năng nổ nhất. Họ đột nhiên không quan tâm đến deadline, kế hoạch sắp tới cũng là dấu hiệu cho thấy sự mất hứng thú và không còn niềm vui với công việc vì họ biết rằng tương lai sẽ không có mặt ở đó nữa.

Bỏ qua cơ hội thăng tiến, tăng lương

Có 2 kiểu nhân viên khi đứng trước cơ hội thăng tiến hay được tăng lương: Một, là vui mừng cảm kích. Hai, là bực bội và chán nản vì bị đánh giá thấp năng lực cũng như chức vụ. Do đó, họ sẽ có khuynh hướng đi tìm việc khác có tiềm năng cao hơn cho những đóng góp của mình. Hãy quan sát những lần tăng lương, thăng chức cho nhân viên để biết được bạn nào đang hài lòng, bạn nào không để chủ động tìm phương án đối phó.

Không muốn nhận nhiệm vụ mới

Không ai muốn nghỉ việc trong 1 tháng tới lại nhận một dự án kéo dài 1 suốt năm. Rủ bỏ mọi trách nhiệm và an phận với công việc hiện tại là những điều mà họ đang làm được cho công ty. Đôi khi, với những người có trách nhiệm, họ còn âm thầm bàn giao lại công việc cho người khác.

Thường xuyên hỏi phòng nhân sự về điều khoản khi nghỉ việc

Mỗi một nhân viên khi nghỉ việc, nhu cầu muốn biết về các điều khoản về tiền lương, phúc lợi của mình được giải quyết như thế nào là tâm lý chung và khá phổ biến.

Dấu hiệu này rất lộ liễu nên khi bắt gặp một ai đang cố gắng làm những điều này nhiều lần thì chắc rằng họ đang chuẩn bị cho sự ra đi hoặc đang đắn đo có nên đi hay không.

Ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện trên khuôn mặt

Nếu tinh ý, ông chủ có thể phát hiện ra cảm giác được giải thoát hoặc tội lỗi vì đã tìm được công việc khác của một nhân viên.

Lịch trình đột nhiên thay đổi

Khi nhân viên bất ngờ thay đổi khung giờ làm việc: đến muộn, về muộn, thay đổi giờ giấc bất thường, có thể họ đang tìm kiếm một công việc khác trong khi vẫn cố gắng cân bằng khối lượng công việc hiện tại.

Thường xuyên xung đột với đồng nghiệp

Khi ai đó đang trong tâm thế chuẩn bị nghỉ việc, họ sẽ có xu hướng bất đồng với đồng nghiệp hơn trước. Họ trở nên thẳng thắn hơn, không hề giấu giếm cảm xúc, sự bất mãn hay không hài lòng về những người xung quanh. Nếu có xu hướng lùi bước trước, nghĩa là họ không muốn bị làm phiền thêm tại nơi này nữa.

Điều thú vị là có những dấu hiệu như: “ăn mặc đẹp hơn khi đi làm”, “để lại sơ yếu lý lịch trên máy in” hoặc “chậm trễ công việc vì hẹn gặp bác sĩ thường xuyên hơn bình thường” tuy quan trọng nhưng lại ít được nhà quản lý quan sát. Những hành vi này có thể dự đoán được sự thay đổi nhân sự, nhưng không phù hợp cho tất cả các lĩnh vực ngành nghề và khu vực địa lý.

Nhà nhân sự nên làm gì khi nhân viên bắt đầu có những biểu hiện này

Lời khuyên của các chuyên gia nhân sự là tập trung vào việc đầu tư duy trì các nhân viên sáng giá một cách ngắn hạn. Các doanh nghiệp thường sẽ chọn hướng giải quyết vấn đề thay đổi nhân sự với quy mô lớn để cải thiện các cam kết của bộ phận hoặc cả doanh nghiệp, mức độ hài lòng trong công việc và sự gắn kết. Chiến lược này có thể hiệu quả nhưng cần thời gian để thiết kế và thực thi. Nghĩ về bất ổn nhân sự và một nhân viên cụ thể nào đó cho phép nhà nhân sự đầu tư thời gian và nguồn lực vào những người tạo ra nhiều giá trị nhất và thực tế là cũng có nguy cơ rời đi nhất.

Nhà nhân sự nên tìm hiểu những gì nhân viên đang tìm kiếm như cơ hội tăng tiền lương, thăng chức, dự án đặc biệt,… Một kĩ thuật khác để sử dụng được gọi là “phỏng vấn giữ chân nhân viên”. Thay vì chỉ tìm hiểu nguyên nhân khiến nhân viên tốt nghỉ việc, nhà nhân sự có thể phỏng vấn các nhân viên hiện tại có hiệu suất làm việc cao xem điều gì thúc đẩy họ trong công việc và điều gì ngăn họ rời bỏ tổ chức?

Đọc thêm: Không phải lương, đây mới là nguyên nhân khiến nhân sự trẻ nghỉ việc

Một điều cần lưu ý rằng nhân viên nhảy việc thường sẽ đem theo lượng khách hàng hoặc thông tin sản phẩm độc quyền. Và hầu hết những lỗ hổng trong nhân sự ít nhiều đều gây tổn hại đến sự vận hành của tổ chức về lâu dài. Không có gì chắc chắn là những người có 9 dấu hiệu trên sẽ bỏ việc nhưng một kế hoạch chuẩn bị trước, sẵn sàng cho sự thay đổi về nhân sự sẽ giảm được nhiều rủi ro và nguy hại cho công ty.

Đọc thêm: Làm gì khi nhân viên nhảy việc

Kết

Nguyên lý cơ bản của quản trị rủi ro nguồn nhân lực là mọi người đều sẽ rời đi nhưng thời điểm nào lại là một bí ẩn. Mặc dù nghiên cứu này không thể xem là cách thức duy nhất để dự đoán khả năng bỏ việc của nhân viên nhưng nó cũng chỉ ra một nhóm hành vi cung cấp các gợi ý và tránh nhận diện sai lầm những người muốn nghỉ việc. Vì vậy, nếu nhà nhân sự đang cân nhắc xem một người có đang muốn rời bỏ công ty hay không thì có thể dựa vào 9 dấu hiểu của bài nghiên cứu này.

Theo Harvard Business review