“Nhân viên đi làm vì lương?”: Sai rồi! 90% nhân viên sẵn sàng đánh đổi thu nhập để có một công việc ý nghĩa hơn

Tác giả, nhà sử học, diễn viên Studs Terkel trong lời mở đầu của cuốn sách “Working” xuất bản năm 1974 có viết: “Đi làm thực chất là một cuộc tìm kiếm, không chỉ kiếm mỗi tiền, mà còn tìm kiếm ý nghĩa và giá trị của việc mình đang làm, tìm sự phấn khích với những điều mình chưa biết, chưa thấy bao giờ; chứ không phải uể oải làm việc mỗi ngày chỉ để đổi lấy tiền.”

Khi tiếp xúc với những con người hạnh phúc, Terkel đã nhận ra một điểm chung từ họ. Những con người này đều dành thời gian vào một công việc mỗi ngày, vui vẻ cùng nó và tìm thấy ý nghĩa của nó, thậm chí cho qua những mong đợi về lương thưởng.

Từ thời điểm ông Terkel cho ra đời cuốn sách, có vô số nghiên cứu chỉ ra rằng người đi làm thường mong muốn một điều sâu sắc hơn là chuyện tiền bạc. Rõ ràng, không thể phủ nhận tầm quan trọng của mức lương nhưng suy cho cùng, thu nhập không phải là yếu tố sống còn quyết định sự hài lòng của một nhân viên đối với công việc hiện tại. Trong khi đó, kể từ năm 2005, tầm quan trọng của ý nghĩa và giá trị công việc không còn là điều ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của người tìm việc như trước nữa. Trang Harvard Business Review có một bài viết vào năm 2011 cho thấy một kiểu “lương bổng” mới của công việc chính là ý nghĩa của nó.

++ Tham khảo Tri thức Quản trị doanh nghiệp toàn diện 2019

Một bài viết của Harvard Business Review năm 2011 đã khẳng định ý nghĩa của công việc vốn dĩ chính là một “kiểu lương bổng” mới, vậy tại sao các tổ chức, doanh nghiệp vẫn còn chưa có những hành động mạnh mẽ để tạo ra những giá trị và ý nghĩa trong chính văn hóa doanh nghiệp của họ?

Thực tế, ý nghĩa của công việc quyết định tới năng suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, không phải nhà quản trị nào cũng trả lời được hai nghi vấn sau đây để giải quyết được vấn đề này. Đầu tiên, bất kỳ một công việc nào cũng mang lại những giá trị nhất định và được hình tượng hóa thành tiền. Vậy một công việc có ý nghĩa thực sự đáng giá bao nhiêu, đầu tư vào nó thì bao giờ sẽ nhận lại được thành quả và nhận được bao nhiêu? Và điều thứ hai, các doanh nghiệp làm cách nào để tạo ra những ý nghĩa đó?

90% người đi làm ở các độ tuổi và ngành nghề khác nhau khẳng định rằng họ sẵn sàng đánh đổi một phần thu nhập của mình để làm những công việc có ý nghĩa hơn.

Thậm chí, nhiều người tha thiết đến mức sẵn sàng trả tiền để được làm những công việc này. Nếu là bạn, khi có thể tìm được một công việc thực sự ý nghĩa thiết thực, bạn sẽ sẵn sàng đánh đổi bao nhiêu trong mức lương hiện tại của mình? Câu hỏi này đã được đặt ra cho khoảng trên 2,000 người. Trung bình, họ sẽ sẵn sàng bỏ ra khoảng 23% toàn bộ thu nhập trọn đời của mình. Trong một cuộc khảo sát khác, gần 80% người được hỏi mong muốn có một lãnh đạo quan tâm, giúp họ tìm kiếm ý nghĩa và thành công trong công việc hơn là tăng cho họ 20% lương.

Vậy việc tạo ra một công việc có ý nghĩa cho nhân viên quan trọng thế nào đối với một doanh nghiệp?

Nếu nhận thức được đang có một công việc có ý nghĩa, mỗi người đi làm thường dành nhiều hơn 1 giờ đồng hồ mỗi tuần cho nó, và nghỉ phép năm ít hơn 2 ngày. Các nhân viên sẵn sàng dành thời gian nhiều hơn ở lại công ty, hào hứng làm việc, phấn khích khi có nhiều thời gian làm điều mình thích. Đây không chỉ là về vấn đề thời gian, mà còn tăng đáng kể năng suất làm việc. Dựa trên các tỉ lệ tương quan giữa sự hài lòng và năng suất làm việc, người ta ước tính mỗi người đi làm sẽ tạo thêm hơn 9 nghìn đô la mỗi năm khi có được một công việc có ý nghĩa.

Cho nhân viên cảm thấy công việc có ý nghĩa cũng là một phương pháp giữ chân nhân tài

Một khảo sát cho thấy 69% người đi làm hài lòng với công việc thường sẽ không chọn nhảy việc trong vòng 6 tháng; và có thời gian làm việc trung bình dài hơn 7.4 tháng so với những nhân viên đang làm công việc cảm thấy vô nghĩa.

Điều này tương đương với việc mỗi doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đến 6,43 triệu đô chi phí hàng năm để giữ chân nhân viên, tuyển dụng người mới,… cho khoảng 10,000 nhân viên, khi tất cả nhân viên của họ cảm thấy công việc họ làm đầy ý nghĩa.

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết mọi người đi làm đều thú nhận rằng, họ chỉ hài lòng về công việc mình đang làm một nửa. Chỉ có 1 trong 20 người được hỏi trả lời rằng công việc đang làm thực sự là công việc trong mơ với họ. Trước vấn đề này, các doanh nghiệp cần tạo ra điều mà họ cần, hoặc là đánh mất nhân viên sang một công ty khác, nơi họ có thể tạo ra nhiều giá trị hơn nữa.

Nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tham khảo 3 yếu tố sau để khắc phục tình trạng này

1. Chú trọng vào phát triển năng lực của nhân viên

Những nhân viên càng tự tin vào năng lực làm việc của bản thân sẽ dễ dàng tìm thấy ý nghĩa của công việc đang làm. Từ đó càng tích cực hoàn thiện và phát triển bản thân mình nhiều hơn. Những nhân viên như vậy dễ được truyền cảm hứng bởi tầm nhìn chung của công ty, nỗ lực đạt được nó và hào hứng tạo ra những giá trị chung.

Nghiên cứu cũng cho thấy mọi công việc đều trở thành những công việc có trí tuệ khi nhân viên của bạn được cho phép làm điều đó. Và khi họ được phép mang trí tuệ và óc sáng tạo của mình vào công việc thay vì phải hoàn thành mọi thứ theo một quy trình sẵn có như một cái máy, hoặc ít ra họ chính là người góp phần vào việc hình thành nên cái quy trình đó, tất nhiên họ sẽ tìm thấy ý nghĩa thực sự của nó.

++ Tham khảo Cẩm nang tuyển dụng chuyên nghiệp 2019

Một nhân viên bán hay hay một lao động phổ thông làm trong các dây chuyền sản xuất tự động thường hiểu và biết cách tạo ra những cải cách trong vận hành công việc. Khuyến khích và đón nhận những ý tưởng từ nhân viên cũng là một điều cần thiết để giúp họ tìm thấy ý nghĩa của công việc khi được đóng góp vào việc cải thiện quy trình làm việc của công ty.

Một nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm công nhân mới vào nghề tại một nhà máy thép cho thấy khi ban quản lý đưa ra các chính sách để vận dụng những hiểu biết về chuyên môn cũng như các giải pháp vận hành sáng tạo từ công nhân, giúp tiết kiệm thời gian sản xuất 3,5%, làm gia tăng lợi nhuận hoạt động hàng năm đến 1,2 triệu đô la.

2. Đồng hành cùng các tổ chức xã hội để tạo ra các giá trị chung cho cộng đồng

Nghiên cứu cho thấy những nhân viên tham gia vào các hoạt động xã hội được tổ chức tại nơi làm việc thường tìm thấy ý nghĩa trong công việc cao hơn đến 47%. Tinh thần tập thể, chia sẻ những mục đích chung sẽ góp phần thúc đẩy văn hoá công ty và tạo ra giá trị cho nơi làm việc. Điều này cũng góp phần làm giảm 24% tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên tại các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có thể tạo ra những sự kết nối và những mục tiêu phấn đấu chung cho nhân viên khá dễ dàng và không cần khoa trương. Chẳng hạn như khuyến khích các nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ với nhân viên những ý nghĩa họ tìm thấy trong công việc hàng ngày của chính mình; cách suy nghĩ hoặc quan điểm về một vấn đề nào đó; hay đơn giản hơn, tạo ra nhiều hơn và kịp thời hơn các cơ hội để nhân viên từ nhiều phòng ban khác nhau, đang làm các công việc khác nhau nhìn thấy được việc họ đang làm dù chẳng ai giống ai, nhưng đều gắn kết vào mục tiêu chung, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên bất kỳ hoạt động nào cũng cần sự quan sát, theo dõi của các nhà quản lý. Nhưng lâu dài hơn, hãy xây dựng những điểm chung giữa các phòng ban, gắn liền với doanh nghiệp, để mỗi khi doanh nghiệp bạn có một thành tựu nào đó, nhân viên của bạn xem đó là niềm hạnh phúc của chính họ.

3. Lan tỏa ý nghĩa công việc trong toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp

Tùy theo tính chất của từng ngành nghề, tính cách của mỗi người mà tìm ra ý nghĩa công việc khác nhau. Ví dụ, những nhân viên lớn tuổi sẽ có cảm nhận khác về ý nghĩa công việc so với người trẻ. Những nhân viên đã lập gia đình và có con thường dễ tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình so với người khác tới 12%.

Những nhân viên làm trong mảng y tế, giáo dục thường sẽ tìm ra ý nghĩa công việc nhiều hơn so với những công việc quản trị, vận chuyển.

Hãy tận dụng những nhân viên có khả năng tìm thấy ý nghĩa trong công việc cao hơn để nhân rộng, lan tỏa nó trong toàn bộ công ty, để họ trở thành người hướng dẫn và hỗ trợ những nhân viên khác.

Bất kỳ nhân viên nào đều luôn mong muốn tìm thấy ý nghĩa công việc mình làm. Từ đó, nỗ lực đóng góp nhiều hơn cho công ty. Họ không chỉ hy vọng có được một công việc ý nghĩa, mà còn mong đợi và sẵn sàng trả giá để có được nó. Doanh nghiệp cũng không thể ngoại lệ.