Đo lường hiệu suất theo OKR – KPI: Lựa chọn nào cho doanh nghiệp?

Mặc dù KPI và OKR đều dùng để xác định mục tiêu và theo dõi kết quả của nhân viên và doanh nghiệp nhưng không phải ở mô hình nào chúng cũng đều phát huy hết tác dụng. Bài so sánh dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn được hệ thống đo lường phù hợp cho công ty của mình.

Khi nói về đặt mục tiêu, đo lường và đánh giá nhân viên, KPI dường như là lựa chọn đầu tiên với các doanh nghiệp bởi tính dễ sử dụng và sự quen thuộc của nó. Tuy nhiên, khi công ty ngày càng phát triển, các chỉ số KPI chỉ dừng lại ở mức độ thỏa mãn thay vì truyền cảm hứng hoặc tăng sự tập trung cho nhân viên.

Đọc thêm: KPI là gì? Cách xây dựng & áp dụng KPI cho nhân viên

Sự ra đời của phương pháp Mục tiêu và kết quả then chốt (OKR) được xem là “cách mạng” trong việc đánh giá hiệu suất. Mô hình quản trị này đang được áp dụng thành công ở những công ty lớn nhất thế giới (Google, Intel, Amazon,…) .

Đọc thêm: OKR là gì? Cách xây dựng các chỉ số OKR

Về bản chất, KPI và OKR đều dùng để đo lường hiệu suất, tuy nhiên giữa hai hệ thống này có sự khác nhau. Hãy cùng so sánh và đưa ra quyết định doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống nào nhé!

So sánh OKR và KPI
Sự giống và khác nhau giữa OKR và KPI

Chuyển đổi từ KPI sang OKR

OKR có nhưng nét tương đồng với KPI nhưng khi áp dụng vào thực tế, OKR mang lại nhiều lợi ích mà phương pháp truyền thống không có được. OKR giúp cả tổ chức trở nên tập trung và có tổ chức hơn.

Các nhà quản trị thường sử dụng OKR để lên các mục tiêu hàng quý và hàng năm, đảm bảo tính chất truyền cảm hứng cho những người thực hiện. Sau đó, họ sẽ kiểm soát và đo lường từng bước nhằm đạt được kết quả then chốt. Khi hoàn thành các kết quả then chốt, thì tổ chức cũng đang tiến dần đền mục tiêu ban đầu được đề ra.

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn chuyển đổi từ KPI sang OKR, có thể sử dụng ba bước đơn giản dưới đây:

Bước 1: Đặt mục tiêu

Mục tiêu trong OKR không phải là một phương pháp đo lường, do đó không thể copy giống hệt từ KPI. Bạn cần phải xem xét kỹ càng phương pháp KPI và đưa chúng vào nhóm các mục tiêu có tính truyền cảm hứng.

Bước 2: Tạo ra các kết quả then chốt của OKR từ KPI

Khi mục tiêu đã được thiết lập, bạn có thể để KPI vào mô hình như là những kết quả then chốt.

Hãy đảm bảo không có quá 3 KPI cho 1 mục tiêu để tránh bị quá tải. Felip Castro – một chuyên gia về OKR đã đưa ra lời khuyên rằng mỗi mô hình OKR không nên có quá 10 kết quả then chốt, và con số này càng ít thì càng dễ hiểu và triển khai thực hiện.

Bước 3: Xác định chính xác các kết quả then chốt

Cách tốt nhất để đặt ra các kết quả then chốt là sử dụng mô hình SMART – phương pháp đánh giá các mục tiêu được thiết lập. Các kết quả then chốt cần được xác định chi tiết, có thể đo lường, có thể đạt được, có liên hệ, và có thời hạn.

Việc chuyển đổi từ KPI sang OKR cần có thời gian và sự quyết liệt trong cách sử dụng, nếu không doanh nghiệp sẽ đối mặt với những hệ quả không mong muốn như: Đội nhóm hoang mang vì kết quả không như mong muốn, liên tục không đạt target, mất tinh thần làm việc…