Không nhân viên mới nào muốn bản thân mình bị “nuốt chửng” hay lãng quên trong ngày đầu tiên đi làm. Với cương vị của một nhà quản lý, bạn cần là người nâng đỡ, hỗ trợ cho nhân viên mới trên con đường đi tới thành công trong sự nghiệp. Thất bại trong việc đào tạo nhân sự sẽ khiến cho tài chính công ty tổn thất vô cùng lớn. Còn chưa kể đến việc bạn và nhân viên đương nhiệm cũng sẽ bị ảnh hưởng tinh thần rất nhiều nếu tỉ lệ nhân viên thôi việc tăng lên.
Dựa trên tinh thần đó, dưới đây là những lỗi mà các nhà quản lý dễ mắc phải khi đón nhân viên mới về với đội ngũ của mình và cách khắc phục HR Insider 4.0 đưa ra cho các nhà quản lý.
1. Các thành viên trong team chưa được chuẩn bị tinh thần để chào đón người mới
Tâm lý thông thường của nhân viên mới thường không muốn nhận quá nhiều bất ngờ hay phải chịu quá nhiều áp lực từ phía người khác. Nhóm làm việc đã cùng đồng hành với bạn bao lâu nay, cũng quan trọng không kém so với thành viên mới mà bạn vừa tiếp nhận. Việc thế hiện sự quan tâm và chia sẻ với cả hai phía sẽ tạo ra nhiều kết quả có lợi cho công việc và cả văn hóa trong công ty bạn. Vì thế, hãy chắc rằng cả hai bên đều có đủ thông tin về nhau trước ngày làm việc đầu tiên của nhân sự mới nhé.
Giải pháp
Bạn nên cập nhật đầy đủ thông tin của đội ngũ nhân viên thuộc team của bạn trong suốt quá trình tuyển dụng nhân sự. Nếu có thể, hãy để các thành viên trong nhóm gặp gỡ hai ứng cử viên cuối cùng, và giúp bạn đưa ra quyết định. Theo cách này, họ sẽ cảm thấy mình có đóng góp cho công ty hơn là chỉ được biết về kết quả cuối cùng.
Một cách khác chính là đặt câu hỏi thăm dò ý kiến – tuy ngắn gọn nhưng phải có ý nghĩa. Đó chính là cách để bạn có thể thành công “nắm giữ trái tim” của nhân viên mới; ví như những câu hỏi về sở thích cá nhân, những việc khiến họ cảm thấy khó chịu khi làm việc, hay cả những sở thích khác người của họ nữa. Để mọi người có thể xích lại gần với nhau hơn, hãy hỏi câu hỏi tương tự như vậy với những thành viên hiện tại, và chia sẻ chúng cho người mới biết nữa nhé.
>> Xem thêm: Nhà quản lý có thể giúp nhân viên mới bắt kịp công việc như thế nào?
2. Không đề ra rõ những kỳ vọng trong công việc
Bạn tuyển dụng một người cho một vị trí nào đó dựa trên kinh nghiệm của họ, vì thế bạn cho rằng họ có thể tự động làm tốt ngay từ đầu?
Không hề! Bạn cần phải nói rõ ràng những gì mà bạn mong đợi từ nhân viên mới, và cách mà bạn đánh giá biểu hiện làm việc của họ như thế nào. Nếu bạn không rõ ràng từ đầu và khiến cho người mới cứ phải đoán mò, thì sẽ chẳng có ai đạt được những gì mình muốn cả.
Giải pháp
Có lịch kiểm tra hàng tuần với một danh sách những đề tài đã được thỏa thuận trước, bao gồm thời gian cho người mới hỏi về cách tốt nhất để hòa nhập với đồng nghiệp, và là nơi để họ nhận được lời nhận xét cho công việc của mình nữa. Điều này không chỉ giúp bạn và cấp dưới tạo lập và duy trì mối quan hệ lâu dài, mà có còn giúp cho nhân viên mới hiểu rõ hơn về vị trí công việc của họ nữa đấy.
3. Không đào tạo nhân viên mới về những quy cách ứng xử nơi công sở
Việc làm quen với một văn hóa doanh nghiệp hoàn toàn mới luôn là điều khiến các “tân binh” phải đau đầu.
Những kỹ năng mềm, ví như hiểu cách giữa các bộ phận đưa ra quyết định với nhau, thường không phải ai cũng có thể tường tận hết được. Trong quá trình nhân viên mới học hỏi bằng cách quan sát, bạn cũng nên giới thiệu thêm về văn hóa công ty qua những câu chuyện, vì sao có một việc nào đó tồn tại, và cả lí do đằng sau nó nữa.
Giải pháp
Trong mỗi chương trình đào tạo nhân viên mới, bạn nên đính kèm thêm cả một mục với tên gọi “Cách vận hành”. Mục này có thể bao gồm mọi thứ; từ giờ giấc làm việc chính thức, các quy định khi làm việc từ xa, cho đến truyền thống công ty, và cả những “luật bất thành văn” nơi chốn công sở nữa.
Mục đích của việc này là để giảm nhẹ phần nào các nội dung trong sổ tay hướng dẫn của nhân viên, và giúp cho người mới hiểu hơn về những khía cạnh mà họ chưa được biết từ bộ phận nhân sự. Nhân viên mới có thể tự mình học hỏi thêm được rất nhiều điều, nhưng ít nhất bạn hãy dẫn họ đi đúng hướng từ những gì mà bạn biết được nhé!
>> Xem thêm: Nhà quản lý nên làm gì trong quy trình chào đón nhân viên mới?
4. Không xác định rõ mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới
Bạn sẽ không thể thật sự tin tưởng ai khi mà bạn chưa biết gì nhiều về người đó. Cũng như cách mà bạn đặt niềm tin nơi thành viên mới, họ cũng phải tin tưởng đường lối lãnh đạo của bạn vậy.
Bạn chính là một phần thiết yếu trên con đường sự nghiệp của nhân viên mình. Bạn mong muốn họ sẽ kể cho mọi người nghe về bạn như thế nào trong tương lai? Bạn có muốn trở thành một người sếp xấu và dạy họ những thứ không nên học, hay bạn muốn mình trở thành một tấm gương tốt cho nhân viên noi theo?
Giải pháp
Hãy tổ chức một buổi tiệc “Chào mừng đến với công ty” tại một địa điểm bên ngoài (hoặc bạn có thể mời họ ăn trưa trong ngày đầu làm việc chẳng hạn). Hãy tạo một không khí thoải mái để cả hai có thể tâm sự về mong muốn trong công việc của nhau, nhằm giúp đôi bên xây dựng được một mối quan hệ bền vững chẳng hạn.
Đây chính là một cơ hội tuyệt vời để hỏi nhân viên mới về những trải nghiệm trong công việc trước kia của họ, sếp cũ của họ làm tốt hay không làm tốt việc gì, và họ muốn sẽ được quản lý như thế nào. Đây cũng chính là một nơi tuyệt vời để bạn nói về các thành viên khác trong nhóm, về văn hóa công ty, trả lời bất cứ thắc mắc nào, thảo luận về con đường sự nghiệp tương lai của họ (và cả cách mà bạn giúp họ thành công trên con đường đó nữa đấy)
>> Xem thêm: Onboarding nhân viên mới ra sao khi họ đang làm việc từ xa?
5. Không công nhận hay lên kế hoạch cho việc trau dồi học hỏi của nhân viên mới
Không cần biết sự nghiệp lúc trước của họ thành công ra sao, nhưng công việc mới và nhóm làm việc hiện tại chính là một khởi đầu hoàn toàn mới đối với họ. Vì thế, bạn không thể bắt họ tăng tốc hay hoàn thành công việc nhanh như cách mà bạn và đồng đội có thể làm.
Giải pháp
Hãy tạo một quy trình tiếp nhận cơ bản và sử dụng với mỗi thành viên mới, bao gồm cả những chương trình được “đo ni đóng giày” riêng cho từng vị trí khác nhau nữa. Chắc rằng nhân viên mới dành đủ thời gian làm việc với từng thành viên trong nhóm xuyên suốt tuần làm việc đầu tiên, và được đào tạo một cách bài bản cho mỗi khía cạnh nghề nghiệp trước khi họ có thể thoải mái làm việc như bao người khác.
Sưu tầm