Onboarding nhân viên mới ra sao khi họ đang làm việc từ xa?

Không phải tất cả doanh nghiệp đều có thể trì hoãn hay tạm dừng kế hoạch tuyển dụng của họ do COVID-19. Bởi đối với một số ngành, việc tuyển dụng nhân sự vào thời điểm này là vô cùng cần thiết. Onboarding ảo có thể là một giải pháp hiệu quả mới…

Sự bùng phát nguy hiểm của COVID-19 với số lượng bệnh nhân tăng theo cấp số nhân mỗi ngày, đe dọa, tàn phá sức khỏe và sự an toàn của hàng triệu người trên thế giới. Mức độ tăng trưởng của tuyển dụng, việc làm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi ngày càng nhiều các công ty tại Mỹ đang trì hoãn, tạm dừng kế hoạch tuyển dụng, hạn chế ngân sách và chưa có thêm kế hoạch phát triển nào. Theo thống kê của Moody cho thấy, gần 80 triệu việc làm tại Mỹ đang ở mức độ rủi ro cao khi bị bỏ trống do các doanh nghiệp không tuyển được ứng viên.

Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng để dừng hoàn toàn các kế hoạch tuyển dụng của họ vì có một số vị trí luôn luôn cần nhân sự để duy trì và phát triển doanh nghiệp trong thời điểm bất ổn này. Và đối với một số ngành công nghiệp nhất định, tuyển dụng vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời điểm này. Chẳng hạn, Amazon có kế hoạch tuyển thêm 100.000 nhân viên quản lý kho và nhân viên giao hàng để đáp ứng đủ tình trạng mua hàng online tăng mạnh trong bối cảnh COVID-19 bùng phát.

>> Xem thêm: 7 câu hỏi nên được nhà quản lý đặt ra trong mùa dịch COVID-19

Đối với Amazon hay những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực tương tự, tuyển dụng, onboarding “ảo” có thể là một hướng đi mới.

Thông thường, onboarding là hình thức gây ấn tượng đầu tiên cho doanh nghiệp và thường được tiến hành qua một loạt các cuộc gặp mặt trực tiếp. Quy trình này có thể bao gồm một số cuộc họp 1-1 với HR, người quản lý trực tiếp, và các thành viên của ban lãnh đạo cũng như các cuộc họp nhóm với các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu bộ phận HR có cần được chuẩn bị và áp dụng việc onboarding “ảo” cho nhân viên mới khi đang phải làm việc từ xa do COVID-19?

Nếu bạn đang muốn tiếp tục thực hiện kế hoạch tuyển dụng ngay bây giờ và bạn đang phụ thuộc vào công nghệ để thực hiện quy trình onboarding cho nhân viên mới từ xa, dưới đây sẽ là một số bước cần thực hiện cho quy trình onboarding “ảo” thành công..

Hợp lý hóa các hoạt động onboarding

Theo Sapling – một chuyên trang tuyển dụng của Mỹ, một quy trình tuyển dụng trung bình sẽ có 54 hoạt động để hoạt tất quá trình onboarding. Việc tổ chức hết càng nhiều các hoạt động onboarding (càng gần 54 hoạt động) có thể làm giảm thời gian “gia tốc” của nhân viên. Điều này có thể khiến họ gặp khó khắn trong việc học các kỹ năng khác và bổ sung các nghiệp vụ cần thiết liên quan đến công việc. Hãy nhớ rằng, nếu một chương trình onboarding cản trở khả năng thực thi công việc của nhân viên, nó sẽ gây ra căng thẳng, lo lắng thậm chí tự nghi ngờ về khả năng của ứng viên.

>> Xem thêm: Các Giám đốc Nhân sự đang xoay sở ra sao trước COVID-19?

Mặc dù việc chia sẻ thông tin cho nhân sự mới và sự tham gia của họ đóng vai trò quan trọng, nhưng việc cân bằng các hoạt động onboarding còn quan trọng hơn. Nó ảnh hưởng tới động lực cá nhân, khả năng thực thi công việc và mục tiêu phát triển nghề nghiệp của nhân sự mới. Hãy thực tế và sắp xếp hợp lý số lượng các hoạt động onboarding để nhân viên luôn cảm thấy hài lòng và muốn gắn kết lâu dài. Bạn có thể sử dụng các công cụ online bao gồm phần mềm lên lịch, nền tảng truyền thông nội bộ và công cụ tổ chức họp online… để đảm bảo các cuộc họp trong quá trình onboarding diễn ra thuận lợi. Quan trọng hơn, hãy giữ chất lượng các cuộc họp, luôn tập trung, gắn kết và hiệu quả nhất có thể.

Tập trung sử dụng các công cụ trực tuyến

Khi nhân viên làm việc từ xa, họ sẽ không có tương tác trực tiếp với các thành viên trong team, quản lý, ban lãnh đạo. Họ có thể dễ dàng cảm thấy bị cô lập và xa cách với đồng nghiệp. Điều này còn đúng hơn nữa đối với những nhân viên mới, những người chưa có cơ hội trải nghiệm văn hóa của doanh nghiệp.

Tuy nhiên đây lại là cơ hội để doanh nghiệp ứng dụng những thành tựu công nghệ số cũng như mạng xã hội để kết nối các thành viên trong doanh nghiệp dù ở đâu trên thế giới lại với nhau.

Chẳng hạn như công ty Doodle tại Mỹ đã tạo ra nhiều kênh mới trong nền tảng truyền thông nội bộ chuyên dụng (Slack) để thu hút, tương tác với các nhân viên làm việc từ xa. Mục đích của các kênh này có liên quan rất ít tới việc cung cấp các thông điệp liên quan tới doanh nghiệp như hợp đồng, chính sách… Tuy nhiên, công ty này cho biết họ vẫn đảm bảo thực hiện trách nhiệm đầy đủ về truyền thông doanh nghiệp.

>> Xem thêm: 4 cách quản lý nhân viên làm việc từ xa dành cho nhà lãnh đạo mùa COVID-19

Một điều quan trọng không kém là các nhân viên của họ có thể vượt qua những giới hạn của việc cảm thấy bị cô lập để tạo ra một cộng đồng đầy tính chia sẻ, luôn có chỗ để họ thể hiện bản thân và giúp đỡ lẫn nhau (Bất kể các vị trí, vai trò và cấp độ thâm niên).

CEO của công ty, ông Renato Profico cho biết các nhân viên của ông đang tham gia vào một cuộc thi nhỏ nội bộ, đoán xem ai là người giống bức hình của một em bé nhất, bức hình được đăng bởi một nhân viên khác. “Tôi cũng đích thân mời tất cả nhân viên trong công ty tham gia một buổi uống cafe “ảo” để trò chuyện (hai lần mỗi ngày, bất kể múi giờ nào) trong vài tuần tới.”

Những ví dụ này là bằng chứng nữa cho thấy các công ty nên dựa vào bản chất của các công cụ kỹ thuật số tại thời điểm này, khi mà việc đi làm của nhân viên có thể giảm bớt, họ có thể chủ động làm việc từ xa. Công nghệ số có thể nói đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của các chương trình onboarding cho những người làm việc hoàn toàn từ xa.
 

Theo Fast Company