Hiển nhiên mạng xã hội ngày nay đã thực sự thay đổi hành vi của con người trong suốt một thập kỷ qua. Một nghiên cứu cho thấy, 67% người Việt Nam có tài khoản trên mạng xã hội, và trung bình một người dành ra hơn 2 tiếng mỗi ngày để sử dụng chúng.
Mặc dù có nhiều doanh nghiệp, tổ chức chưa sử dụng Facebook, Instagram, Linkedin, Twitter hay một số nền tảng mạng xã hội tương tự để gắn kết nhân viên. Tuy nhiên, họ vẫn đang tận dụng rất nhiều tính năng từ các nền tảng mạng xã hội như trên cho giao tiếp nội bộ cũng như thiết lập nền tảng học tập/đào tạo của mình.
Truyền thông nội bộ và đào tạo nghiệp vụ cần trau dồi sự gắn kết của nhân viên thông qua các khóa học, khóa đào tạo mà công ty hướng đến. Bởi tới sau cùng, một lực lượng nhân sự đầy nhiệt huyết luôn luôn đi kèm với tinh thần làm việc, năng suất cũng như mức độ hài lòng của khách hàng, nhằm thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp. Những năm vừa qua, đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh “chìa khoá trao tay” nhằm thúc đẩy nhân viên. 3 mô hình kinh doanh kiểu “game hóa”, “thưởng thành tích”, “mạng xã hội” dưới đây là những hình thức “chìa khoá trao tay” được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Mạng xã hội
Theo Nielsen, phần đông người dùng (92%) tin tưởng vào truyền thông mạng xã hội hơn so với các hình thức khác – ví dụ như lời đề nghị từ đồng nghiệp chẳng hạn. Đó là lí do tại sao Facebook lại thành công đến như vậy. Một năm trước, Facebook đã cho ra đời Workplace nhằm mở rộng sự thành công của mình đến với các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Workplace là không gian dành cho nhân viên của một tổ chức nhằm kết nối, giao tiếp, và phối hợp với nhau cho các lĩnh vực trong nghề nghiệp. Những tính năng quen thuộc như Messenger, livestream hay đăng bài lên Story (trong vòng 24h) đều có thể dễ dàng sử dụng và tham gia vào mô hình tương tự tại nơi làm việc.
Mặc dù có nhiều sản phẩm khác trên thị trường như Slack, Yammer và G Suite; nhưng điều khiến cho Workplace được lòng mọi người là do nó sở hữu các tính năng và giao diện tương tự như trên Facebook – một mô hình được sử dụng bởi hơn hai triệu người trên toàn thế giới.
Điểm khác biệt giữa trang Facebook dành cho người dùng và trang dành cho doanh nghiệp đó là, các tài khoản của một cá nhân không thể bị trộn lẫn và tất cả nội dung trên Workplace đều được sở hữu bởi cấp trên của họ.
>> Xem thêm: Tips đăng tuyển nhiều group Facebook hiệu quả
Lấy ví dụ về Volkswagen Ireland – 1 tổ chức gồm 125 nhân viên thuộc tập đoàn chế tạo ô tô Volkswagen, là tổ chức tích cực sử dụng Workplace trên khắp các thương hiệu thương mại và khách hàng của mình. Trước khi sử dụng Workplace, công ty này cho biết, nội bộ nhân viên rất ít có tương tác mặc dù mọi người đều làm chung một toàn nhà.
Các nhà lãnh đạo sau đó quyết định sử dụng Workplace, và hướng dẫn cặn kẽ từ trên xuống dưới về sự quan trọng của các cuộc đối thoại số cho Volkswagen Group trong tương lai. Ngày nay, hơn 95% các văn phòng của họ đều sử dụng Workplace để giao tiếp và phối hợp. Tính hiệu quả ngày càng tăng, còn số lượng email thì đã giảm xuống nhiều rồi.
Những thương hiệu khác, bao gồm Starbucks, Columbia Sportswear và Hello Fresh, tất cả báo cáo rằng hơn 80% nhân viên của họ đều đang được mời để sử dụng mô hình này hàng ngày.
“Game hóa”
Hiểu đơn giản, “game hoá” là hình thức ứng dụng các yếu tố từ game vào vận hành doanh nghiệp. Nhiều người vẫn cho rằng, công việc không giống như một trò chơi, nhưng các công ty hiện nay đang bắt đầu sử dụng game như một phương pháp thúc đẩy perfomance, động lực cũng như tỷ lệ gắn kết của nhân viên. Công ty càng khen ngợi và tán dương, nhân viên càng có hứng thú hơn trong công việc.
Novartis – một trong những công ty dược lớn nhất toàn cầu, sử dụng mô hình “Game hóa” nhằm hướng dẫn nhân viên hiểu hơn về các thông tin sản phẩm và củng cố thêm giá trị của doanh nghiệp. Từ những trò chơi, thử thách, huy hiệu cho đến bảng thành tích – đó là những gì mà công ty đang áp dụng trong những năm vừa qua. Trong suốt ba năm liền, công ty đã và đang chạy một chương trình – chú trọng vào phương pháp đào tạo từ xa cho 600 nhân viên trên khắp toàn thế giới, nhằm giúp họ biết cách phối hợp với nhau trong thực tế là như thế nào. Theo báo cáo từ Novartis, tỉ lệ hài lòng của nhân viên đã tăng lên 12% chỉ sau năm đầu tiên vận hành chương trình này.
Thưởng thành tích
Đối với văn hóa doanh nghiệp, việc công nhận lẫn nhau là một hành động không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp vững chắc nào. Trong hầu hết các tổ chức, nhà quản trị phải trông coi nhiều nhân viên và kế hoạch hơn so với những gì họ có thể xử lí một cách hiệu quả. Và vì thế sự công nhận thường bị coi nhẹ đi. Sự công nhận rất dễ để cho đi và nhận lại. Phần khó nhất khi biểu đạt sự công nhận, đó là doanh nghiệp cần tìm cách thực hiện chúng một cách thực tế.
Sự công nhận được thực hiện giữa nội bộ nhân viên có thể xuất hiện ở nhiều phương thức khác nhau. Nhiều công ty, như Orcle, Pointroll và ZipRecruiter sử dụng Bonusly – một mô hình công nhận thành tích và trao thưởng, nhắm đến việc cải thiện sự gắn bó của nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp với nhau.
Bonusly là một sản phẩm tuyệt vời, nhưng đó không phải là sản phẩm duy nhất chú trọng vào lĩnh vực này. Có hàng tá các công ty khác, như Recognition, You Earned It và Tap My Back, chu cấp sẵn công cụ ghi lại công nhận đánh giá tận nơi làm việc. Khi sử dụng bất kì mô hình nào, nhân viên cũng có thể công khai đánh giá, công nhận đồng nghiệp của mình bằng những lời khen hay những phần thưởng mang nhiều ý nghĩa.
Việc chọn lựa được mô hình gắn kết nhân viên phù hợp là điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn muốn cải thiện khả năng tương tác, phối hợp, khen thưởng thì sự đầu tư này vô cùng “đáng đồng tiền bát gạo”. Việc xác định xem sản phẩm nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn đồng nghĩa với việc bạn đang phải tìm ra mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp. Trong thế giới kết nối như hiện nay, sự công nhận thành tích của nhân viên không nên chỉ là phần việc riêng của bộ phận nhân sự – mà đó nên là một vấn đề vô cùng thiết yếu cho bất kì sự thành công của tổ chức doanh nghiệp đó.